Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nữ Tỷ Phú Nuôi Tôm Trên Cát

Nữ Tỷ Phú Nuôi Tôm Trên Cát
Ngày đăng: 14/08/2013

Từ những dự án hàng triệu đô la bỏ hoang của Công ty Việt - Mỹ, chị Nguyễn Thị Hạnh đã thuê lại để đầu tư nuôi tôm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khởi đầu từ đại lý cung cấp thức ăn

Năm 2003 bước vào thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi chị Nguyễn Thị Hạnh chạy ngược xuôi cung cấp thức ăn đến các trang trại nuôi tôm từ Bến Thủy đến đèo Ngang, chắt lót từng đồng, có những khi làm ăn thua lỗ các trại tôm đã nợ chị từ 4 - 5 tỷ đồng.

Cách đây gần chục năm, chị hợp đồng với Công ty Việt - Mỹ ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà và cung cấp thức ăn cho trang trại tôm này. Do làm ăn thua lỗ, phá sản, họ đã gán lại hồ tôm cho chị. Sau những thất bại về dự án nuôi tôm của Công ty Việt - Mỹ khiến nhiều người có ý định sản xuất kinh doanh nghề này thêm hoang mang! Vậy mà nổi ám ảnh đó không làm nản lòng chị Nguyễn Thị Hạnh, người từng là bạn hàng thân thiết nhiều năm liền - chuyên cung cấp thức ăn nuôi tôm cho chính công ty.

Thời điểm chị Hạnh đồng ý hợp đồng thuê lại một phần diện tích của đại dự án này, nhiều người ái ngại khuyên chị không nên “đánh bạc với trời”. Trước khi tiếp nhận một số diện tích ao hồ của Công ty Việt - Mỹ, chị Hạnh đã nhìn được một phần những nguyên nhân thất bại của Công ty, nhưng để hóa giải được điều đó là cả một việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, vật lực và sự quyết tâm cao.

Chinh phục đồng cát hoang

Năm 2005, chị Hạnh đã xuống tiếp nhận những ao tôm hoang hóa, nhưng để tiếp tục nuôi tôm phải đầu tư chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng lót bạt đáy ao.

Gần 2 năm sau, chị Hạnh vay mượn và đã đầu tư được 50 hồ tôm trên diện tích được giao lại 20 ha. Với những kinh nghiệm ít ỏi khi đi cung cấp thức ăn cho các trại nhưng không đủ để nuôi tôm cho hiệu quả, chị biết nghề nuôi tôm đòi hỏi kỹ thuật cao, vì vậy chị đã thuê các kỹ sư chuyên ngành nuôi trồng thủy sản vào các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định để chọn giống.

Không dừng lại ở đó, chị Hạnh còn bố trí người đi tham quan, tìm hiểu thực tế một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát khắp các địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm để rút ra cách làm riêng phù hợp với điều kiện và những đặc thù riêng cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, chị còn cử người vào tận Nha Trang, Bình Định tìm hiểu mua con giống phù hợp và mở rộng thị trường đầu ra…

Trở thành doanh nghiệp nuôi tôm trên cát đứng đầu tỉnh

Sau 2 vụ đầu áp dụng kỹ thuật đưa lại thành công, để muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, giữa năm 2011, chị thành lập Công ty TNHH Sao Đại Dương, do chị làm Giám đốc. Tiến thêm bước nữa chị đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích nuôi tôm lên đến 115 ha. Nhờ tìm ra được hướng đi đúng nên trong những năm qua doanh nghiệp của chị đã làm ăn hiệu quả.

Với sự kiên trì, nỗ lực quyết tâm của người đứng đầu, 2 năm qua Công ty TNHH Sao Đại Dương hoạt động thành công, năng suất tôm mỗi vụ thu hoạch đạt từ 15 tấn/ha, tổng doanh thu bình quân đạt từ 35-40 tỷ đồng/2 vụ/năm, trừ tất cả chi phí còn lãi ròng từ 10-15 tỷ đồng/năm; dự kiến năm 2013 doanh thu sẽ 65 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 16 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 50 lao động với mức lương trung bình 5 triệu đồng/tháng.

Công ty TNHH Sao Đại Dương đã trở thành Doanh nghiệp đứng đầu tỉnh về nuôi tôm trên cát công nghệ cao. Ngoài ra Công ty còn tư vấn, hướng dẫn, khoa học kỹ thuật vận động mọi người phát triển nghề nuôi tôm và tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, với số tiền lên hàng chục triệu đồng.

Sau gần 6 năm "chung thủy" với con tôm thẻ chân trắng, chị đã chinh phục được đồng cát hoang, trở thành doanh nghiệp đứng đầu tỉnh về nuôi tôm trên cát công nghệ cao. Theo chị Hạnh, các yếu tố quyết định nuôi tôm có hiệu quả đó là, cần chọn nguồn giống, thức ăn từ các nhà cung cấp có uy tín lâu năm, đầu tư đúng hướng, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường...

Năm 2002, Công ty Nuôi trồng hủy sản Việt - Mỹ do một Việt kiều về đầu tư dự án nuôi tôm trên cát tại các xã vùng Bãi Ngang thuộc 2 huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên, với tổng diện tích 2.000ha, tổng vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu USD. Dự án này được xem là lớn nhất Đông Nam Á. Sau hai năm triển khai nuôi tôm, những vụ đầu thành công rồi dần dần rơi vào bế tắc và thua lỗ, bỏ hoang ao nuôi. Năm 2005, chị Nguyễn Thị Hạnh đã xuống tiếp nhận những ao tôm hoang hóa và đầu tư chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng lót bạt đáy ao, với diện tích 20 ha.

Năm 2011, chị thành lập Công ty TNHH Sao Đại Dương, do chị làm Giám đốc. Hai năm qua, qua Công ty TNHH Sao Đại Dương hoạt động thành công, với doanh thu đạt 35 - 40 tỷ đồng/2 vụ/năm. Ngoài ra, Công ty còn giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 50 lao động với mức lương trung bình 5 triệu đồng/tháng. Hiện Công ty đã trở thành Doanh nghiệp đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh về nuôi tôm trên cát công nghệ cao.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi ở Hợp tác xã Đức Mai Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi ở Hợp tác xã Đức Mai

Hiện nay, khi nghề chăn nuôi nhỏ lẻ đang gặp khó khăn về thị trường, giá cả không ổn định dẫn đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi lợn không cao. Tuy nhiên, tại Hợp tác xã Đức Mai, xã Quân Bình (Bạch Thông) đang phát triển mô hình chăn nuôi lợn cho năng suất và hiệu quả kinh tế ổn định...

04/05/2015
Ứng dụng công nghệ CAS cho thanh long? Ứng dụng công nghệ CAS cho thanh long?

CAS là công nghệ mới để bảo quản nông sản thực phẩm. Ứng dụng Cas có thể bảo quản thanh long trong nhiều tháng. Ông Trần Ngọc Lân – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết đôi nét về công nghệ này.

04/05/2015
Để cây thanh long phát triển bền vững (Bài 1) Để cây thanh long phát triển bền vững (Bài 1)

Trong hội thảo gần đây nhất, nhiều thông tin được chia sẻ thẳng thắn với những chủ vườn, cơ quan quản lý là thanh long theo chuẩn VietGAP vẫn đang được mua, tiêu thụ với giá ngang bằng với thanh long được sản xuất bình thường.

04/05/2015
Phát huy đúng mức lợi thế kinh tế biển Phát huy đúng mức lợi thế kinh tế biển

Đoàn công tác của tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu vừa có chuyến thăm, làm việc tại huyện đảo Phú Quý. Trong buổi làm việc với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý, đoàn đã nghe và cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2015; về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Đảng hai cấp tại huyện.

04/05/2015
Để cây thanh long phát triển bền vững (Bài 2) Để cây thanh long phát triển bền vững (Bài 2)

Bình Thuận đến giờ vẫn là “thủ phủ” của thanh long. Muốn hay không, loại cây trồng này đã vực dậy đời sống cho một vùng khó khăn, khởi đầu là Hàm Thuận Nam. Thanh long giống như phương thuốc đặc trị xóa đói giảm nghèo nên đã không ngừng tăng nhanh cả diện tích và sản lượng. Nhưng bền vững hay không đang phụ thuộc vào hướng đi của chính người đang sản xuất ra nó.

04/05/2015