Nữ Nhi Một Nách 4 Con Làm Giàu Từ Đầm Hoang
Người đó là chị Đặng Thị Dịu - một doanh nhân năng động ở khu 7, phường Hải Hòa, TP. Móng Cái (Quảng Ninh).
Một mình đương đầu nơi cửa biển
Khu trang trại nuôi thuỷ sản của gia đình chị Dịu ở Mũi Sủi, nay thuộc khu 7, phường Hải Hoà rộng 50ha, trong đó có 10ha nuôi tôm cao sản và 15ha nuôi tôm quảng canh. Toàn bộ khu trang trại được bao bọc bởi hơn 4.000m đê biển vững chãi.
Ngoài con đê lớn, còn kể tới cả mấy chục km đường đê bao phía trong ngăn khu đầm rộng thành các vuông ao nuôi tôm thành phẩm. Bờ ao được đổ bê tông chắc chắn với chiều cao trung bình từ 6-8m tính từ đáy lên đến mặt đường. Hàng loạt các công trình phụ trợ như nhà bảo vệ, kho chứa vật tư, nguyên liệu, thức ăn thuỷ sản, nhà ương giống cũng được chị Dịu xây dựng và bố trí hợp lý.Chị Đặng Thị Dịu trao đổi công việc với ông Lương Thanh Cắm - Chủ tịch Hội ND thành phố Móng Cái (phải) và chuyên gia kỹ thuật người Trung Quốc (thứ 2, trái).
Trước năm 1994, khu trang trại của gia đình chị Dịu vốn là một đầm hoang bên cửa sóng có tên là Mũi Sủi. Khu đầm đầy sình lầy và cây dại nhưng cũng lắm cá tôm. Khi nhận được giấy tờ thủ tục để ra khai hoang khu đầm, chị mới thấy liều. Ai cũng bảo sức đàn ông trai tráng nhiều người còn không dám, đằng này lại là phận nữ nhi, một nách nuôi 4 đứa con dại.
Lúc đó, chị chỉ nghĩ đến một điều là phải nuôi con, thoát được cảnh nghèo ăn bữa nay lo bữa mai. Ngày đầu ra dựng chòi, trước mặt là mênh mông cây dại, lắm khi nghe bìm bịp kêu chiều, quạ hoang kêu rát mỗi buổi sáng sớm, chị và các con đều hoảng.
“Nơi cửa biển hoang vắng, có khi chỉ nghe tiếng lục cục, lào xạo của người đi bắt hàu, vẹm ban đêm, tôi cũng sợ. Nhưng vì tương lai của các con, vì kế sinh nhai trước mắt, tôi định tâm và cũng dạn dần. Điều yên tâm hơn là, mấy đứa con của tôi được no bụng và có thức ăn tươi nhờ tôm cá tự nhiên bắt trong đầm để rồi tính kế làm ăn lâu dài” - chị Dịu thổ lộ.
Tầm nhìn dài hạn
Ra lập nghiệp ở Mũi Sủi từ năm 1995, đến năm 2000, chị Dịu hoàn thiện việc đắp đê lớn và xây hệ thống các bờ bao bê tông. Năm 2000, chị Dịu xây dựng 1ha nuôi tôm sú cao sản. Năm 2003, diện tích ao nuôi tôm sú cao sản nâng lên 8ha và 2010 là 10ha.
Thuở ban đầu, chị Dịu cùng người con trai lớn sang Trung Quốc tham quan và tìm hiểu về con tôm thẻ chân trắng. Thấy người dân bên đó nuôi thành công, hiệu quả, năm 2004, chị mạnh dạn đầu tư nuôi 3ha giống tôm này. Sau 3 tháng nuôi, năng suất tôm đạt bình quân 8 tấn/ha.
So với tôm sú, năng suất tôm thẻ chân trắng thấp hơn 2 tấn/ha, nhưng khi hạch toán, nuôi tôm thẻ chân trắng ít mạo hiểm và cho lãi cao hơn tôm sú. Chính vì thế, hiện toàn bộ 10ha nuôi cao sản đều được chị Dịu thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm năm 2011 trang trại chị thu lên tới 50 tấn.
Để chủ động nguồn giống, năm 2008, chị Dịu đầu tư xây dựng nhà nuôi tôm bố mẹ, sinh sản nhân tạo và ương nhân giống tôm thẻ chân trắng với công suất đạt 400-500 triệu con/năm. Phụ trách kỹ thuật cho toàn bộ khu đầm của chị Dịu là 3 chuyên gia người Trung Quốc. Lấy nguồn thu năm trước kết hợp với nguồn vốn vay thêm từ ngân hàng để tái đầu tư mở rộng và hiện đại hoá từng khâu nuôi là bí quyết thành công của chị Dịu.
Gặp nhiều người tốt
Chị Dịu thừa nhận, để vượt qua khó khăn, sóng gió có được như ngày hôm nay là bởi chị gặp được nhiều người tốt. Trong thâm tâm chị và các con luôn hàm ơn những người đó. Năm 2004 trong khi các chủ đầm đang rất hoang mang, lo lắng bởi có tin nói là việc Nhà nước sẽ khống chế diện tích khai hoang đất ven biển chỉ giới hạn ở mức 3ha/hộ.
“Dù là ai, khi bỏ công sức và một khoản đầu tư lớn thì đều phải cân nhắc, tính toán. Trong thiết kế xây dựng các hồ nuôi tôm, tôi chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Ví dụ như, dọc theo các tuyến bờ bao bê tông, tôi cho xây một con mương nhỏ, mưa xuống, nước theo mương chảy dồn và đổ ra biển, không xả thẳng xuống đầm nguy hiểm cho tôm” - Chị Dịu chia sẻ.
Lúc này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (khi đó đang là Phó Thủ tướng Thường trực- PV) đã ra một quyết định nêu rõ, không kể người khai hoang là ai, miễn là có tâm huyết, có đầy đủ các điều kiện hợp pháp, có năng lực thì được giao, thuê đất đã khai hoang không hạn chế diện tích để nuôi trồng thuỷ sản và phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh- quốc phòng... Rồi mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ kết luận vụ việc cưỡng chế thu hồi đất đầm của gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng).
Không giấu nổi xúc động, chị Dịu nói: “Khi nghe kết luận của của Thủ tướng về vụ việc xảy ra tại Tiên Lãng, tôi đã cảm động và sung sướng đứng bật dậy thốt lên: “Có thế chứ! Cảm ơn Thủ tướng!”. Và theo chị Dịu, những nội dung kết luận của Thủ tướng đã giúp những chủ đầm như chị tháo gỡ mối lo âu về chính sách, tạo thêm niềm tin lớn để tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế ven biển.
Giữa tháng 7.2011, chị Dịu thành lập Công ty cổ phần Thánh Nam với ngành nghề kinh doanh chủ chốt vẫn là nuôi trồng, kinh doanh các mặt hàng hải sản, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Riêng tại khu trang trại nuôi tôm của gia đình chị hiện đang tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 30 lao động với mức lương khá cao từ 5-6,5 triệu đồng/người/tháng.
Có thể bạn quan tâm
Trong lần về xã Hương Nộn (huyện Tam Nông) mới đây, tôi được một người quen hồ hởi cho biết: Bây giờ nhà chỉ còn một thửa ruộng với diện tích hơn một mẫu! Thấy tôi bán tin, bán nghi anh bảo: Xã vừa tiến hành dồn đổi ruộng đất xong bây giờ nhà nào nhiều còn ba ô, phổ biến chỉ một hai thửa.
Tuy vậy, do chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, lực lượng kiểm lâm đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị của rừng trong phát triển bền vững; đồng thời giải quyết hài hòa các lợi ích từ trồng rừng và bảo vệ rừng giữa doanh nghiệp, cơ sở và người dân nên hàng năm Công ty vẫn đảm bảo diện tích trồng rừng và bảo vệ rừng; tác động tích cực đến kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Những ngày đầu xuân, chúng tôi có chuyến tham gia tuần tra rừng cùng lực lượng kiểm lâm huyện Thanh Sơn. Đồng chí Nguyễn Tiến Hiếu - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thanh Sơn cho biết: “Thanh Sơn có trên 14.000ha rừng tự nhiên và trên 25.000ha rừng trồng.
Hiện nay thủy sản đã được xác định là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh. Năng suất thủy sản ngày càng được nâng cao, giúp giá các mặt hàng ổn định, có mức giá vừa phải, phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng đồng thời vẫn giúp người nuôi thủy sản tăng thu nhập.
Nếu như năm 2001, vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI cả nước, thì 10 năm sau, con số này chỉ còn 1%, với khoảng 500 dự án còn hiệu lực. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp nước ta đạt 3,31%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong năm vừa qua đạt 30,86 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là đồ gỗ, cà phê, tiêu, điều và các loại rau quả.