Nông Sản VietGAP Loay Hoay Tìm Đầu Ra

Hải Dương có 11 ngàn ha vải thiều, tập trung ở huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh, sản lượng vải quả mỗi năm đạt khoảng 50 ngàn tấn.
Ngoài cây vải, Hải Dương còn có những vùng sản xuất trái cây lớn như vùng na có diện tích hơn 900 ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 13 ngàn tấn; vùng ổi với diện tích gần 1.500 ha, sản lượng hơn 30 ngàn tấn.
Đặc biệt, Hải Dương đã triển khai nhiều mô hình sản xuất vải quả và ổi theo mô hình VietGAP, với hàng ngàn hộ dân tham gia và trở thành địa phương đầu tiên trong vùng vải miền Bắc được chứng nhận VietGAP.
Đi liền đó, UBND tỉnh Hải Dương cam kết sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đầu tư hỗ trợ sản xuất, tìm đầu ra cho bà con nông dân. Xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu “Vải thiều Thanh Hà”, “Ổi Thanh Hà”, “Na Chí Linh” để nhiều người biết đến, tin tưởng và tiêu thụ nhiều hơn.
Hoạt động xúc tiến thương mại sẽ được đẩy mạnh nhằm mở ra các cơ hội giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, các DN trong và ngoài tỉnh có nhiều cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và tiêu thụ các sản phẩm vải, ổi, na và các sản phẩm khác tới các thị trường trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đã có hiệu lực hơn 2 tháng nhưng công tác triển khai còn chậm chạp. Cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều lâm cảnh ngóng chờ hiệu ứng của chính sách.

Từng là cán bộ của một hợp tác xã nông nghiệp, ông Tín đã quen dần với những kỹ thuật mới về nuôi gà. Khi đã về hưu, ông tiếp tục phát triển nghề chăn nuôi này. Ông nói: “Thấy diện tích đất cát bỏ hoang hóa nhiều quá, bỏ thì phí nhưng làm mùa thì không đạt hiệu quả.

Một số mặt hàng thông thường đang được TQ nhập với số lượng lớn: Chanh quả tươi 1.343 tấn, rau su su 270 tấn, xoài Nam bộ 950 tấn. Ngoài ra các loại rau, quả XK: Bưởi, dừa, sầu riêng, mướp đắng... từ 50-100 tấn.

Thế nhưng, ở đấy có những con người không quản ngại gian khó, lặng lẽ làm kinh tế, biến vùng đất ấy “sinh” ra quả ngọt để làm giàu. Tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Hữu Chánh, thôn Tình Phú Tây, xã Hành Minh.

Xã Tỏa Tình là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông huyện Tuần Giáo. Khi đặt chân lên vùng đất này, hình ảnh đầu tiên trong mắt chúng tôi là những nương ngô, nương lúa xen lẫn với những vườn cà phê, sa nhân, táo mèo... cho thấy sự trù phú, no đủ của bà con người Mông nơi đây.