Nông sản Việt: Tìm cơ hội trong cạnh tranh
Ở một khía cạnh khác, không ít chuyên gia cho rằng việc áp thuế 0% đối với hàng hóa từ TQ và các nước ASEAN sẽ khiến nông sản Việt gặp nhiều khó khăn, bất lợi, song đây cũng là dịp để các ngành hàng nông sản của Việt Nam tái cơ cấu mạnh mẽ hơn, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm hơn nữa để tăng năng lực cạnh tranh.
Trong ảnh: Trái cây Trung Quốc được nhập và bán rất nhiều ở Việt Nam. Ảnh: T.L
Bởi cạnh tranh là xu thế tất yếu, cũng là một cơ hội để Việt Nam tận dụng và bứt phá. Trong một phát biểu mới đây, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn cho biết: Hoa quả TQ vào Việt Nam với thuế 0% sẽ mang theo cả thách thức và cơ hội. Điều quan trọng là sức ép của cạnh tranh sẽ biến thành cơ hội cho chúng ta.
Để không bị thua ngay trên sân nhà, hoa quả trong nước phải nâng cao chất lượng cả mặt hình thức và nội dung. Ngoài ra, các doanh nghiệp, nhà khoa học cũng cần sát cánh cùng nông dân; phía Nhà nước cần tăng kiến tạo, đa dạng hóa cây trồng, cũng như siết chặt quản lý chất lượng hoa quả nhập khẩu từ TQ…
Có thể bạn quan tâm
Tháng 2/2021- là một trong những tháng 2 khô hạn nhất được ghi nhận tại các khu vực trồng trọt chính của Argentina với lượng mưa thấp hơn 41%
Trung Quốc đã nâng giá tối thiểu cho lúa mì lần đầu tiên kể từ năm 2014 trong bối cảnh tập trung mới vào an ninh lương thực.
Sau Tết, giá lúa giảm từ 300 - 500 đ/kg. Nguyên do là khi quay lại kinh doanh, các kho cần tham khảo giá thị trường và chuẩn bị các bước tài chính để mua vào
Sự chậm trễ trong thu hoạch ngũ cốc ở Brazil, nước sản xuất đậu tương hàng đầu thế giới, đang khiến các nước nhập khẩu, dẫn đầu là Trung Quốc
TS. Đoàn Xuân Cảnh, Phó viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và cộng sự vừa chọn tạo thành công giống cà chua lai F1 VT15.