Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Trồng xoài Đài Loan hốt bạc tỷ

Trồng xoài Đài Loan hốt bạc tỷ
Tác giả: Chúc Ly
Ngày đăng: 11/04/2016

Lợi nhuận gấp 10 lần làm lúa

Theo những hộ trồng xoài ba màu lâu năm tại xã Bình Phước Xuân, xoài 3 màu là loại cây dễ trồng, dễ đậu trái hơn các giống xoài khác, chỉ sau 18 tháng trồng là cho trái, thu hoạch 2-3 đợt/năm, cây càng lâu năm năng suất càng cao.

Nhận thấy xoài 3 màu cho giá trị kinh tế cao nên cách đây mấy năm, nông dân đua nhau trồng mà không tuân thủ quy trình kỹ thuật tiên tiến, dẫn tới chuyện cung vượt cầu, nông dân thường xuyên bị ép giá. Do đó, từ năm 2009, huyện Chợ Mới đã phát động phong trào sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP.

Sau hơn 5 năm triển khai phong trào, đã có 9 hộ dân trồng xoài 3 màu ở xã Bình Phước Xuân được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và các hộ này đều tham gia thành lập Hợp tác xã (HTX) sản xuất trái cây GAP Bình Phước Xuân với diện tích 7,5ha.

Ông Nguyễn Hoàng Liệt – Giám đốc HTX Sản xuất trái cây GAP Bình Phước Xuân cho biết: Trồng xoài VietGAP không khó, cái khó là bà con phải quyết tâm, kiên trì theo đuổi mục tiêu sản xuất an toàn. Khi sản xuất theo quy trình VietGAP, nông dân không những tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng mà còn giảm chi phí sản xuất. Được biết, với 2ha xoài 3 màu, mỗi năm gia đình ông Liệt thu lãi khoảng 1 tỷ đồng, cao gấp 10 lần làm lúa.

Là thành viên HTX, ông Nguyễn Hoàng Dư (ngụ ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân) cho hay: “Giá xoài luôn ở mức cao, chênh lệch so với xoài cát Chu khoảng 10.000 đồng/kg. Trung bình 1ha sẽ thu được khoảng 20 tấn quả/năm, với giá bán khoảng 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng lãi trên 500 triệu đồng/năm”.

Mong muốn mở rộng thị trường

Hiện có 60 nông dân đang theo học lớp tập huấn sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau khi có được giấy chứng nhận họ sẽ tham gia vào HTX, nâng diện tích của HTX lên khoảng 70ha, từ đó nâng sản lượng xoài đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được những đơn hàng lớn.

Thông tin từ UBND xã Bình Phước Xuân, mô hình trồng xoài của xã được chuyển đổi từ năm 2006, nhưng chỉ được vài ha. Đến nay nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi 100% diện tích trồng lúa, tương đương 1.200ha sang trồng xoài chuyên canh và rẫy kết hợp xoài.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Nghĩa Thuấn – Bí thư xã Bình Phước Xuân cho biết: Ban đầu, UBND huyện Chợ Mới hỗ trợ cho các hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 50 triệu đồng để phân tích mẫu đất, nước và tập huấn canh tác. Tới đây, tỉnh An Giang sẽ đầu tư xây kho đông lạnh bảo quản trái cây, hỗ trợ nông dân dự trữ hàng.

Nói về khâu tiêu thụ sản phẩm, ông Liệt thông tin: “Xoài 3 màu tại xã Bình Phước Xuân chủ yếu bán cho các thương lái tại địa phương để xuất sang Trung Quốc. Trên địa bàn đã hình thành 11 vựa thu mua xoài, tuy nhiên diện tích xoài ngày càng tăng và việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái nên sẽ có nhiều rủi ro”.

“Có chứng nhận VietGAP rồi, chúng tôi mong muốn đem xoài 3 màu đi giới thiệu ở các thị trường khó tính hơn để ổn định về giá. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn được đầu tư, hỗ trợ làm các sản phẩm chế biến từ xoài như: Rượu xoài, xoài sấy khô… để không bị ép giá khi vào chính vụ. Ngoài ra, HTX rất cần được hỗ trợ thêm ở khâu tiêu thụ, kéo các doanh nghiệp đến thu mua sản phẩm” – ông Liệt nêu ý kiến.


Có thể bạn quan tâm

Chính sách nhiều, sao dân vẫn ngoài cuộc? Chính sách nhiều, sao dân vẫn ngoài cuộc?

Trao đổi với Dân Việt, TS Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho rằng, dù Nhà nước đã có nhiều chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhưng đến nay, đa phần các hợp tác xã (HTX), chủ trang trại, nông dân chưa tiếp cận được.

11/04/2016
Bí quyết ủ chua thức ăn trong mùa hạn hán Bí quyết ủ chua thức ăn trong mùa hạn hán

Tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) có rất nhiều nông dân đang áp dụng phương pháp ủ chua thức ăn để dự trữ cho đàn gia súc trong mùa khô hạn, và hiện đang phát huy được hiệu quả.

11/04/2016
Thu 500 triệu đồng mỗi năm từ nuôi lợn rừng Thu 500 triệu đồng mỗi năm từ nuôi lợn rừng

Đó là mô hình trang trại của anh Nguyễn Công Trung ở xã Cao Sơn, Anh Sơn (Nghệ An). Người dân quanh vùng gọi anh với cái tên "Tỷ phú lợn rừng".

11/04/2016