Sức vóc nông thôn mới vùng biển bạc
Đến nay, khi Thái Bình đang là điểm sáng toàn quốc về xây dựng nông thôn mới (NTM), thì Tiền Hải là địa chỉ quen thuộc để các địa phương trong và ngoài tỉnh đến nghiên cứu, học hỏi.
23 xã đạt NTM
Huyện Tiền Hải có 34 xã thực hiện chương trình xây dựng NTM. Năm 2014, huyện đã có 13 xã về đích NTM. Rút kinh nghiệm từ những xã đã về đích, huyện quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc 10 xã NTM trong năm 2015 huy động mọi nguồn lực, dốc sức hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu về đích theo đúng kế hoạch đề ra.
Tiền Hải phấn đấu có thêm 3 xã NTM
Tính đến thời điểm này, huyện Tiền Hải đã có 23/34 xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới. Năm 2016, Tiền Hải có 3 xã phấn đấu về đích nông thôn mới là Đông Xuyên, Nam Trung và Nam Phú.
Theo ông Trần Văn Tiến-Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Quyết liệt, sát sao là quan điểm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong quá trình xây dựng NTM. Đối với 13 xã đã đạt chuẩn, huyện chỉ đạo tiếp tục duy trì, bảo đảm sự bền vững, sử dụng và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Từ sự chỉ đạo sát sao, nên xây dựng NTM của Tiền Hải luôn triển khai đúng kế hoạch.
Có những thời điểm khó khăn như dịp cuối năm 2015, khi nguồn hỗ trợ xi măng của tỉnh chưa cung cấp kịp. Nhiều địa phương tạm dừng triển khai, nhưng Tiền Hải không ngồi chờ.
Lãnh đạo huyện chỉ đạo chuẩn bị làm nền, mặt bằng và xây trước, nên khi dân đổ ải không bị ảnh hưởng đến thi công. Khi có nguồn xi măng của tỉnh là tiến hành đổ rất nhanh. Kết quả, trong đợt thẩm định năm 2015, 10 xã đăng ký NTM năm 2015 đều được đánh giá đạt chuẩn. Tính đến thời điểm này, huyện Tiền Hải đã có 23/34 xã đạt chuẩn quốc gia về NTM.
Cả hệ thống vào cuộc
Khi được hỏi, đâu là dấu thành công nhất của Tiền Hải trong xây dựng NTM, ông Trần Văn Tiến cho biết: Có thể khẳng định rằng dấu ấn thành công nhất trong xây dựng NTM của Tiền Hải là sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt là sau khi UBND tỉnh có Quyết định 19 về hỗ trợ xi măng xây dựng kết cấu hạ tầng NTM đã tạo chất xúc tác thúc đẩy phong trào trong nhân dân. Qua tổng kết đánh giá phần đóng góp của nhân dân cho xây dựng NTM chiếm tới 2/3 tổng nguồn lực đầu tư.
Từ phong trào, đã xuất hiện nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp sẵn sàng ủng hộ bằng cả vật chất, tiền bạc cho NTM. Đó cũng là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng những giải pháp linh hoạt, cách làm sáng tạo, đặc biệt là sự tin tưởng, đoàn kết và đồng thuận của nhân dân, phát huy dân chủ thực sự, mọi việc đều được đưa ra bàn bạc trong cộng đồng dân cư. Cũng từ NTM mà đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt tạo nên sức vóc mới cho nông thôn Tiền Hải.
Theo lãnh đạo địa phương này, để hoàn thành kế hoạch đề ra, các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến nhân dân cùng chung sức góp công, góp của để hoàn thiện các tiêu chí. Huyện cũng chỉ đạo các địa phương cần tính toán cụ thể nguồn vốn cần đầu tư cho từng tiêu chí, phát huy nội lực kết hợp lồng ghép hỗ trợ của cấp trên và nguồn xã hội hóa.
Có thể bạn quan tâm
Tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) có rất nhiều nông dân đang áp dụng phương pháp ủ chua thức ăn để dự trữ cho đàn gia súc trong mùa khô hạn, và hiện đang phát huy được hiệu quả.
Đó là mô hình trang trại của anh Nguyễn Công Trung ở xã Cao Sơn, Anh Sơn (Nghệ An). Người dân quanh vùng gọi anh với cái tên "Tỷ phú lợn rừng".
Theo đánh giá của các chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản các quý tới có khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng khi nhiều mặt hàng bắt đầu tăng giá, thị trường đang phục hồi.