Nông sản rõ xuất xứ mới dễ đưa vào Hàn Quốc

Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường nhạy cảm như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang... (thuế suất những mặt hàng này từ 241-420%). Theo ông Phạm Khắc Tuyên - Trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), Hàn Quốc cam kết ưu đãi cắt giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu cho các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, cơ khí... Đặc biệt, cam kết miễn thuế mặt hàng tôm của Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần lên đến mức 15.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, ông Tuyên cũng lưu ý, do đa số doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ nên kinh nghiệm về thị trường còn hạn chế, do vậy khi xuất khẩu cần chú ý về xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu- bà Bùi Kim Thùy cho rằng về xuất khẩu sang Hàn Quốc, cơ hội và các ưu đãi về thuế quan là rất lớn, nhưng để có thể tận dụng tối đa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tuân thủ các quy tắc xuất xứ trong cam kết. Để đưa sản phẩm Việt Nam vào Hàn Quốc nhiều hơn, doanh nghiệp có thể thông qua các nhà phân phối lớn của Hàn Quốc, như E-Mart, Lotte Mart, các hiệp hội, thương vụ Hàn Quốc... Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao được chất lượng sản phẩm để vào chuỗi phân phối; tìm hiểu các vấn đề về tiêu chuẩn, hợp chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ hàng hóa...
Theo báo cáo từ Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại), năm 2014, Việt Nam có khoảng 40 nhóm mặt hàng xuất sang Hàn Quốc, đạt kim ngạch hơn 7 tỷ USD, tăng 7,7% so năm 2013; trong đó dệt may là nhóm hàng đạt kim ngạch cao nhất với 2,4 tỷ USD (chiếm gần 30%).
Có thể bạn quan tâm

Giá nhiều loại lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại ĐBSCL hiện tiếp tục tăng thêm khoảng 100 - 300 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần.

Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đang chứng minh hiệu quả khi năng suất lúa và diện tích không ngừng tăng. Qua hơn 4 năm triển khai, mô hình đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.

Nhiều hộ nông dân ở thôn Cây Hồng, Gia Cát (Cao Lộc) trồng và chăm sóc cây mận lai ghép với cây táo đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xác định cam sành là một trong những cây trồng thế mạnh, Tam Bình (Vĩnh Long) đang hỗ trợ giống sạch bệnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tiến tới khôi phục lại diện tích trồng.

Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển đất trồng lúa sang trồng cây có múi giá trị kinh tế cao như: Sầu riêng hạt lép giống Ri 6, Monthong, bưởi da xanh...Đến thời điểm này, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã trồng được 1.323 ha vườn cây ăn trái