Nông Dân Trung Sơn Nỗ Lực Làm Giàu

Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Xác được thế mạnh đó, Hội Nông dân xã chú trọng tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các tầng lớp nhân dân; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” gắn với xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua nông dân Trung Sơn đã đầu tư nguồn vốn phát triển sản xuất, mở rộng trang trại, gia trại, tích cực ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát triển các hình thức kinh doanh dịch vụ phục vụ tốt mọi nhu cầu của người dân địa phương.
Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại tổng hợp đạt hiệu quả cao, trong đó, tập trung vào lĩnh vực trồng rừng, cao su, hồ tiêu, hình thành vùng trọng điểm lúa chất lượng cao…, tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động, tạo cho nhiều người có việc làm ổn định.
Hàng năm, tổng diện tích gieo trồng lúa của toàn xã trên 1.100 ha, năng suất bình quân đạt trên 50 tạ/ha. Toàn xã trồng và quản lý hơn 954 ha rừng, hơn 350 ha cao su, 35 ha cây hồ tiêu đã đưa vào khai thác.
Từ trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã xuất hiện nhiều việc làm thiết thực và hiệu quả cho người nông dân, đó là các tập thể cùng liên kết tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh dưới nhiều hình thức theo mô hình kinh tế và hợp tác xã, từng bước thành lập các chi hội nghề nghiệp, trong đó, nổi bật nhất là hình thành và phát triển các nhóm, hội “Tương thân tương ái, giúp nhau vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu” theo mùa vụ, mỗi vụ 2 đến 3 triệu đồng do các thành viên đóng góp.
Tổng số vốn huy động được trong những năm qua lên đến hàng trăm triệu đồng. Số hộ sản xuất, kinh doanh giỏi ngày càng tăng, từ 235 hộ (năm 2010) lên đến hơn 300 hộ (năm 2013), giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Tiêu biểu như hộ gia đình ông Lê Biên Hòa (thôn Kinh Môn) với 30 ha rừng, doanh thu mỗi chu trình khai thác khoảng 3 tỷ đồng, khai thác 1 ha cao su hơn 100 triệu đồng/năm; 2,5 sào tiêu mỗi năm thu khoảng 20 triệu đồng; hộ gia đình chị Nguyễn Thị Hồng (thôn Kinh Thị), với mô hình kinh tế tổng hợp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng, lãi ròng trên 60 triệu đồng/ năm.
Những mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao đã trở thành những điểm sáng để mọi người có thể vận dụng làm theo, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện đứng thứ 3 sau tôm và cá ba sa. Nhưng nếu cải tiến khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn, giá trị xuất khẩu của loài cá này có thể tăng gấp 10 lần.

Trong tổng số hơn 1.000ha đất nông nghiệp của xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An), có trên 200ha đất ngoài khu vực đê bao được nông dân khai thác nuôi tôm hơn 10 năm qua, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xã còn gần 800ha đất sản xuất nông nghiệp (đã được thi công đê bao ngăn mặn, trữ ngọt) sản xuất lúa 2 vụ.

Chi cục Thủy sản Đồng Tháp vừa đưa ra cảnh báo về việc cá chạch bùn có thể phát tán mầm bệnh mới cho những loài thuỷ sản hiện có của địa phương.

Đa dạng hóa các loại thủy sản nuôi, cùng với việc nắm bắt thị trường kết hợp với khoa học kỹ thuật đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản tỉnh TT-Huế.