Nông dân trúng mùa kiệu mà không được giá
Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân các xã Phú Đức và Phú Hiệp, huyện Tam Nông canh tác gần 30 ha củ kiệu. Hiện tại, nông dân đang thu hoạch củ kiệu.
Năng suất kiệu cao nhưng giá bán lại ở mức thấp. Sản lượng bình quân đạt từ 2,5 - 4 tấn củ kiệu tươi thương phẩm/công (1000m2). Nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua với giá từ 9.000 - 10.000 đồng/kg củ kiệu tươi (thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 2.000 đồng/kg).
Với giá bán như hiện nay, người trồng kiệu ở huyện Tam Nông nếu canh tác trên đất nhà, sau khi bán xong, trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc thu lãi từ 3 - 5 triệu đồng/công. Nếu nông dân phải thuê đất trồng kiệu thì hòa vốn, thậm chí còn bị lỗ.
Theo đa số nông dân trồng kiệu ở xã Phú Hiệp cho biết, cây kiệu dễ trồng, đầu tư vốn nhiều nhưng dễ chăm sóc. Tuy nhiên, do đầu ra chưa ổn định nên năm nào diện tích trồng ít thì được mùa trúng giá, còn năm nào diện tích trồng kiệu tăng lên thì bị rớt giá…
Có thể bạn quan tâm
Khởi nghiệp từ nuôi cá lóc, cá rô đến nuôi ếch, nuôi rắn và anh Đặng Ngọc Sang (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) còn thành công với mô hình nuôi lươn giống. Nhờ chất lượng lươn giống tốt và sự hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân nên thương hiệu “Lươn giống Hai Đo” đã và đang lan xa trong và ngoài tỉnh.
Năm vừa qua, giá tôm ổn định ở mức cao nên có hơn 67% hộ nuôi có lãi, đặc biệt là hộ nuôi thành công đều đạt lợi nhuận trên 40% so với chi phí đầu vào. Tuy sản lượng cao nhưng mức độ tôm nuôi bị thiệt hại cao nhất trong khu vực. Đây cũng là điều mà UBND tỉnh và ngành nông nghiệp đang tập trung mọi biện pháp để giảm tỉ lệ hộ nuôi xuống dưới 20% trong vụ nuôi năm 2015.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bất chấp những khó khăn, thách thức từ nội tại và thị trường nước ngoài, XK thủy sản năm 2014 vẫn đạt khoảng 7,8 - 7,9 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2013. Có kết quả này là do ngành thủy sản đã nắm bắt được một số cơ hội thuận lợi cũng như tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu.
Phát huy lợi thế mặt nước, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm khai thác nguồn lực phục vụ phát triển, thời gian qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang được nhiều hộ dân quan tâm, mở rộng quy mô, diện tích chăn nuôi, góp phần đáng kể trong nâng cao thu nhập cho người dân.
Cá lau kiếng còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà, loại cá nước ngọt, có xuất xứ từ Nam Mỹ được người chơi cá cảnh trong nước nhập về để nuôi làm cảnh, nhưng sau đó phát tán ra môi trường tự nhiên khiến chúng sinh sôi và xuất hiện tại hầu khắp các sông, rạch, ao, hồ tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL trong những năm gần đây.