Nông dân trồng lác phấn khởi vì được mùa, được giá

Ông Nguyễn Văn Long, ngụ ấp Đại Hòa (xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm) trồng 3 công lác cho biết: Hiện nay, lác khô loại 1 được các thương lái thu mua với giá 14.200 đồng/kg. Sau 3 tháng chăm sóc người trồng thu hoạch từ 800 – 1.000 kg lác/công, người trồng thu lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/công.
Diện tích trồng lác của huyện Vũng Liêm tập trung ở các xã Quới Thiện, Thanh Bình và Trung Thành Đông với tổng diện tích trên 1.200 hecta/ năm cho sản lượng bình quân 12.000 tấn/ năm.
Có thể bạn quan tâm

Phát huy lợi thế về ao, hồ, sông, suối và lòng hồ thủy điện trên địa bàn, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã phát triển diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện lên 325 ha.

Từ năm 2008 đến nay, tôm thẻ chân trắng được các hộ nuôi chọn làm chủ lực thay thế con tôm sú trên diện tích nước mặn lợ của các địa phương ven biển. Đến nay, diện tích nuôi đã vượt con số 1.300 ha/vụ. Tuy nhiên, liên tiếp trong những năm qua, dịch bệnh xảy ra, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khiến nhiều hộ nuôi tôm lao đao.

Hiện nay, người nuôi tôm Sóc Trăng đã thả nuôi gần 31.000 ha tôm nước lợ, tương đương 7,9 tỉ con giống, đạt 69% kế hoạch. Tuy nhiên đã có 7.400 ha bị thiệt hại, tương đương 1,5 tỉ con giống, chiếm 24% diện tích thả nuôi.

Thời tiết từ đầu vụ đến nay khá thuận lợi, cộng thêm ngư cụ được cải hoán, nâng cấp khá hiện đại là những yếu tố quan trọng cho vụ cá Nam thắng lợi.

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành. Người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn đang lo lắng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nhưng việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.