Không phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh hiện có hơn 200 ha lúa mùa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng, mật độ trung bình từ 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao có mật độ 5.000 con/m2 như ở các xã: Nam Hưng, Hợp Tiến, An Bình (Nam Sách); Hồng Khê, Tân Việt, Hùng Thắng (Bình Giang); Ứng Hòe, Vĩnh Hòa (Ninh Giang)...
Thời gian tới, mưa nắng xen kẽ càng khiến rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh, gây hại mạnh. Do đó, nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi mật độ rầy từ 2.500 - 3.000 con/m2 cần phun trừ ngay. Nông dân không nên phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu do các hoạt chất trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, tạo hạt của lúa.
Giai đoạn này, nông dân chủ động phun thuốc vào chiều mát, không phun vào bông lúa và nên dùng các loại thuốc như: Chatot 600WG, Chess 50WG, Chersieu 600WG, Hichespro 500WP… để phun trừ.
Lúa giai đoạn chắc xanh đến đỏ đuôi, nông dân có thể sử dụng các loại thuốc như: Supergun 600EC; Penalty gold 50EC, Superista 25EC, Bonus gold 60EC, Wavotox 585EC, Bassa 50EC... liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì. Trong quá trình phun thuốc nên rẽ lúa theo hàng, phun tập trung vào phần thân và gốc lúa để diệt rầy hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Bây giờ đang là thời điểm những đoàn tàu đánh cá xa bờ của ngư dân trong tỉnh Quảng Ngãi trở về sau hàng tháng trời ròng rã trên biển khơi. Đây là phiên biển đầu tiên trong năm. Cá đầy khoang, giá bán cao, niềm vui ấy báo hiệu một năm gặt hái nhiều thành công của ngư dân vùng biển.

HĐQT công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) ra Nghị quyết tiếp nhận vùng nuôi thủy sản của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phước Anh 2 tại Đồng Tháp.

Những năm qua, phong trào nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện Châu Phú (An Giang) đang có xu hướng giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng chủ yếu do nông dân không chủ động được đầu ra.

Anh Phan Việt (45 tuổi), trú ở thôn Hiền An 1 (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa giới thiệu những lồng cá vẩu đang nuôi trên đầm vừa cho chúng tôi biết, người dân nơi đây bắt đầu nuôi cá vẩu vào năm 2009 từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẫn con giống cá vẩu.

Hơn 3 tháng nay, các ao nuôi cá của Trung tâm Giống thủy sản đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) đã bị khô kiệt vì nguồn nước chính dẫn từ đập dâng Thanh Bình không còn. Nhiều ao đến nay không còn đủ nước để cá sinh sống buộc phải chuyển qua nơi khác, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng đàn cá bố mẹ.