Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Tăng Lợi Nhuận Từ 1 Phải, 5 Giảm

Nông Dân Tăng Lợi Nhuận Từ 1 Phải, 5 Giảm
Ngày đăng: 24/12/2013

“1 phải, 5 giảm”- mô hình phát triển lúa bền vững, không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất, mà còn góp phần bảo vệ môi trường nên được nông dân huyện Thoại Sơn áp dụng trên diện tích 9.300 héc-ta.

Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Thoại Sơn Phan Quốc Bảo tâm sự: “Khi bắt tay triển khai thực hiện mô hình “3 giảm, 3 tăng” trước đây và “1 phải, 5 giảm” hiện nay, chúng tôi gặp không ít trở ngại do tập quán canh tác lúa truyền thống ở một bộ phận không nhỏ người canh tác. Thế nhưng, qua tập huấn kết hợp tuyên truyền, vận động và đặc biệt, từ hiệu quả sản xuất mang lại, nông dân rủ nhau tham gia mô hình.

Đến nay, đã có 21.260 hộ sản xuất trên địa bàn áp dụng mô hình “3 giảm, 3 tăng” với tổng diện tích 31.202 héc-ta (93,5%), trong đó 28% diện tích là áp dụng chương trình “1 phải, 5 giảm”, vốn được “nâng cấp” từ mô hình “3 giảm, 3 tăng”. Với hiệu quả từ mô hình mới này và qua khuyến cáo của chúng tôi, chắc chắn diện tích áp dụng sẽ tăng lên đáng kể”.

“1 phải, 5 giảm” là chương trình sản xuất hiện đại và thân thiện với môi trường. Để mở rộng diện tích áp dụng mô hình, ngành Nông nghiệp huyện Thoại Sơn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, điểm trình diễn áp dụng “1 phải, 5 giảm”. Riêng từ đầu năm đến nay, đã triển khai 6 lớp với 240 người tham dự, áp dụng thực tế trên diện tích 616 héc-ta và tuyên truyền đến tận cơ sở. Đặc biệt, hiệu quả từ áp dụng mô hình đã thật sự thuyết phục nông dân.

Nếu trước đây, mỗi héc-ta nông dân sạ từ 160-210kg, nay lượng giống giảm xuống còn 85-110kg. Đối với việc bón phân, nông dân sử dụng bảng so màu lá lúa để kiểm soát, thay vì sử dụng 100kg/héc-ta, nay giảm trên 10kg. Không ít nông dân còn mạnh dạn giảm số lần bón phân hóa học, thay vào đó là các loại phân vi sinh.

Tương tự, qua khuyến cáo và thường xuyên thăm đồng, nhiều nông dân tự giảm từ 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật /héc-ta/vụ, nhất là giảm lượng nước thông qua phương pháp tưới ngập khô xen kẽ nhưng cây vẫn khỏe, ít sâu bệnh, hạt lại sáng, năng suất cao. Đến khi thu hoạch, nông dân sử dụng máy gặt đập liên hợp và sấy lúa để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao hụt nên đã tăng thêm lợi nhuận sản xuất qua mỗi vụ.

Theo tính toán, thu hoạch bằng cơ giới, nông dân giảm thất thoát 1 triệu-  1,5 triệu đồng/héc-ta từ công cắt, hao hụt… Theo nhiều nông dân “1 phải, 5 giảm” đã giúp tiết kiệm chi phí từ 2,5 triệu - 4 triệu đồng/héc-ta. Đây là một khoản không nhỏ trong thời điểm giá lúa xuống thấp.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại  Sơn Phan Thanh Tùng đánh giá: “Việc áp dụng mô hình “1 phải, 5 giảm” là một hướng đi tích cực, không chỉ tăng lợi nhuận đáng kể cho người trồng lúa, mà còn bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của nông dân.

Đây còn là mô hình nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo ở khu vực và trên thị trường quốc tế. Với xu thế đó, chúng tôi sẽ tiếp tục mở thêm các lớp huấn luyện, điểm trình diễn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, tăng cường tuyên truyền nông dân áp dụng “1 phải, 5 giảm” vượt trên 50% diện tích  sản xuất toàn huyện vào năm 2015”.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ mô hình trồng màu kết hợp với nuôi bò vỗ béo Hiệu quả từ mô hình trồng màu kết hợp với nuôi bò vỗ béo

Đó là mô hình của nông dân Huỳnh Trung Tràng, sinh năm 1957, ấp Sóc Mới, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, doanh thu hàng năm đạt trên 200 triệu đồng, lợi nhuận đạt từ 100 - 120 triệu đồng/năm.

01/09/2015
Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo

Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.

01/09/2015
Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

01/09/2015
Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

01/09/2015
Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr

01/09/2015