Nông Dân Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình
Nhiều nông dân ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) chọn nuôi cá chình để phát triển kinh tế. Bởi cá chình dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn... Với giá từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, cá chình trở thành loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là đầu ra tương đối ổn định.
Người dân địa phương quen gọi ông Huỳnh Văn Tuấn (ấp Chủ Chọt, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân) là “tỷ phú cá chình”. Ông Tuấn bắt đầu làm giàu với con cá chình cách đây 5 năm. Hàng năm, mô hình nuôi cá chình mang về cho gia đình ông Tuấn hơn 300 triệu đồng lợi nhuận. Với diện tích ao nuôi 2.000m2, ông thả 1.200 con giống (loại cá 2 con/kg). Sau 10 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 4 - 6 kg/con.
Ông Tuấn chia sẻ: “Theo tôi, cá chình là loài thủy sản siêu lợi nhuận. Loại cá này dễ nuôi, nhẹ chi phí, giá cao và nhu cầu thị trường gần như quanh năm. Với hệ số thức ăn trung bình của cá chình là cứ 4,7kg mồi sẽ cho 1kg cá thịt, người nuôi có lãi rất cao”. Nuôi cá chình không chiếm diện tích mặt nước lớn nên những hộ ít đất sản xuất vẫn có thể áp dụng mô hình này.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân, nhận xét: “Nhiều nơi ở huyện Hồng Dân có nguồn nước lợ với độ mặn từ 3 - 4%o, rất thích hợp cho cá chình phát triển, lớn nhanh, ít bệnh, tỷ lệ đạt đầu con cao. Bên cạnh đó, thức ăn cho cá chủ yếu là nguồn cá rô phi có sẵn với giá 5.000 đồng/kg. Do vậy, bà con nuôi cá chình có thể hoàn toàn chủ động nguồn thức ăn cho cá. Kỹ thuật nuôi cá chình tương đối đơn giản. Toàn huyện có hơn 22.340 con cá chình nuôi trên tổng diện tích 2,6ha của 24 hộ, tập trung ở các xã Ninh Thạnh Lợi A, Ninh Hòa, Vĩnh Lộc…”.
Nhiều nông dân nuôi cá chình ở huyện Hồng Dân cho rằng “cá chình dễ bán như tôm”. Từ đó, người nông dân có thể yên tâm về đầu ra. Tuy nhiên, một trong những khó khăn của người nuôi là nguồn cá giống còn phụ thuộc vào thiên nhiên. Từ đó, nông dân thường gặp cảnh khan hiếm con giống do thị trường không cung ứng đủ nhu cầu.
Related news
Những ngày cuối tháng 7-2014, ông Chiêm Thành Long, giám đốc khu du lịch Bình Quới (Bình Thạnh, TP.HCM), cùng đầu bếp của mình tìm đến tận vườn rau của Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến (P.12, Đà Lạt) tận mắt chứng kiến đơn vị này sản xuất rau.
Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh phân cấp quản lý dạy nghề nông thôn về cho địa phương, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương chủ động trong việc quản lý, dạy nghề cho nông dân nhưng cũng là khó khăn cho địa phương vì chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện.
Có hai kiểu lồng nuôi phổ biến là lồng vuông bằng gỗ, sắt, quây lưới, thể tích 30 - 180 m 3 , được dùng nuôi ở vũng vịnh kín sóng gió; loại thứ hai là lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích 300 m 3 trở lên), có thể nuôi được ở những vùng biển hở có sóng gió lớn. Cỡ mắt lưới dùng cho lồng nuôi tăng dần theo sự tăng trưởng của cá (a = 1,5 - 3 cm).
Làm thế nào để nâng thu nhập cho người nông dân trồng mía thông qua các giải pháp giảm chi phí sản xuất mía là chủ đề trọng tâm của Hội thảo quốc tế nông nghiệp lần thứ II do Thành Thành Công tổ chức ngày 14-7 tại TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, những khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cùng sự áp đặt ngày càng khắt khe của đối tác thông qua các rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá... đang là thách thức lớn đối với ngành thủy sản những tháng cuối năm.