Nông Dân Khổ Vì Cá Chết Hàng Loạt
Cá vừa mới thả nuôi bỗng chết không rõ nguyên nhân, khiến hơn 40 hộ dân nuôi cá trắm cỏ trong lồng tại xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) điêu đứng. Cá chết, bao nhiêu vốn liếng của người dân phút chốc tan tành…
Cá chết không rõ nguyên nhân
Đã 15 năm gắn bó với nghề nuôi cá trắm cỏ trong lồng, nhưng chưa năm nào ông Trần Văn Tiến (đội 9, thôn An Thọ, xã Tịnh Sơn) chứng kiến cá chết nhiều như năm nay. Thả 3 đợt cá giống với hơn 3.000 con, thế nhưng con giống cứ chết dần chết mòn. Sau hai tháng rưỡi, lồng cá của ông Tiến chỉ còn chưa đầy 100 con. Chia sẻ cùng chúng tôi, ông Tiến trầm ngâm: “Mỗi sáng, công việc đầu tiên của tôi khi mở lồng là vớt cá chết. Mỗi con cá giống giá 800 đồng, vậy là sáng nào tôi cũng vớt cả trăm nghìn đi vứt. Tiếc đứt ruột!”.
Cạnh lồng cá của ông Tiến là hai chiếc lồng của anh Nguyễn Tấn Nghĩa. Anh Nghĩa thả nuôi tổng cộng hơn 2.100 con cá giống từ tháng 11 năm ngoái, nhưng đến nay chỉ còn vỏn vẹn khoảng 50 con. Quá xót xa trước việc những đồng vốn khởi nghiệp ít ỏi của mình “trôi theo dòng nước” anh bộc bạch: “Mình là thanh niên mới ra đời làm ăn, vốn liếng có hạn mà gặp phải cảnh này nên rất buồn Không biết sắp tới phải vay mượn ở đâu để có tiền mua cá giống thả lại, vì ở đây không nuôi cá thì chẳng biết làm gì để kiếm tiền".
Những năm trước, các hộ dân ở đội 9, thôn An Thọ mùa nào cũng bội thu cá trắm cỏ. Cá sinh trưởng tốt và tăng trọng nhanh nhờ được chăm sóc cẩn thận và đúng quy trình, nên mỗi hộ chỉ cần nuôi 1 - 2 lồng thì đã có thể thu về từ 30 - 60 triệu đồng mỗi năm. Nhưng năm nay, các hộ dân tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng đều chịu chung tình cảnh cá giống chết hàng loạt khiến chi phí đầu tư cho con giống bị đội lên nhiều lần.
Người dân cần lời giải…
Theo như lời các hộ nuôi cá, con giống được họ mua về từ trại giống ở Đức Phổ. Những ngày đầu thả nuôi thì cá vẫn khỏe mạnh, ăn và bơi bình thường. Nhưng khoảng 5 – 6 ngày sau, cá có biểu hiện lờ đờ, bỏ ăn và bắt đầu chết hàng loạt. Khi vớt cá lên thì thấy có đốm trắng trên vẩy và mang.
Ông Nguyễn Ngọc Khanh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tịnh Sơn cho biết: “Địa phương có xuống kiểm tra khi nhận được tin báo của bà con, nhưng vì điều kiện và khả năng không cho phép nên địa phương cũng đang lúng túng trong việc xác định nguyên nhân khiến cá giống chết hàng loạt”.
Hiện tại toàn xã Tịnh Sơn có hơn 40 hộ đang nuôi 75 lồng cá trắm cỏ. Số hội nuôi cá tập trung chủ yếu ở đội 9 thôn An Thọ. Hộ ít thì có một lồng, nhiều thì nuôi 3 – 4 lồng cá. Nhờ tận dụng diện tích mặt nước sông Trà, cộng với việc mạnh dạn đầu tư đóng lồng bè để nuôi cá, sau hơn 15 năm phát triển mô hình này, một số hộ nông dân ở đây không những thoát nghèo mà có hộ đã vươn lên hàng khá giả. Nhưng năm nay, trước tình hình cá giống sau khi thả nuôi chết hàng loạt, các hộ dân rất cần một lời giải sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn để có thể hiểu rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt và tìm cách khắc phục.
Có thể bạn quan tâm
Theo các cơ quan hữu quan, vào thời điểm giữa tháng 9/2014, giá tôm sú giảm 8.000 đồng/kg xuống mức 248.000 đồng/kg (20 con/kg); giá tôm thẻ tăng 2.000 đồng/kg lên mức 133.000 đồng/kg (60 con/kg)... với giá này, nông dân vẫn có lợi nhuận.
Ngày 18/9, Hội LHPN tổ chức ra mắt mô hình "Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản" tại thị trấn Đạm Ri, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Tham gia mô hình có 30 thành viên được cấp bò để nuôi; trong đó, Trung ương Hội LHPN VN cấp 1 con bò đực giống giao cho 1 thành viên và 2 con bò cái giao cho 2 thành viên, còn 27 thành viên được cấp 27 con bò sinh sản từ dự án Heifer.
Những năm qua, mặc dù ngành nông nghiệp luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng (bình quân 4%/năm), năng suất, sản lượng cây trồng đạt khá. Tuy nhiên, đời sống của người nông dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều câu hỏi đang đặt ra trong sản xuất và đang rất cần những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất bằng giá trị và lợi nhuận.
Lâm Đồng, với diện tích xấp xỉ 150 ngàn ha cà phê, sản lượng ước đạt 382 ngàn tấn là một trong những vùng cà phê lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, chất lượng của cà phê Lâm Đồng vẫn chưa được đánh giá cao, giá trị trên thị trường chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có.
Mô hình được triển khai thực hiện trong 8 tháng (từ tháng 12.2013 đến tháng 7.2014), trên diện tích 18 ha tại khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, có 18 hộ nông dân tham gia. Mô hình được Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn đầu tư kinh phí trên 53 triệu đồng, từ nguồn kinh phí khoa học - công nghệ TP Quy Nhơn.