Nông Dân Giảm Trồng Mía
Giá đầu ra không ổn định đã khiến nhiều nông dân tại xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc -Đồng Nai) ngưng trồng mía để chuyển sang các loại cây trồng khác với hy vọng thu nhập cao hơn.
Hiện nay, tổng diện tích mía tại xã Xuân Bắc chỉ còn khoảng 870 hécta, giảm gần 150 hécta so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân chính là do giá cả thấp, nông dân không có lãi, nhiều hộ chuyển sang trồng các loại cây khác, như: bắp, mì, thanh long, tiêu…
Gia đình bà Huỳnh Thị Thúy Diễm, ngụ tại ấp 1 có trên 3 hécta mía, song vụ thu hoạch vừa qua bà chỉ thu được trên 70 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình bà suýt bị lỗ. Do đó, vụ hè - thu này, bà Diễm chuyển 2,5 hécta sang trồng bắp, mì, chỉ giữ lại 0,5 hécta mía.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Thi, ngụ tại ấp 8, xã Xuân Bắc cũng đã chuyển tất cả 8 hécta mía sang trồng bắp, khoai mì và lúa, dù gia đình ông đã có thời gian hơn 10 năm gắn bó với cây mía. Ông Thi cho biết: “Với giá bán 500 ngàn đồng/tấn, mỗi hécta tôi thu về khoảng 25 triệu đồng, trừ các chi phí thì không còn lãi”.
Theo tính toán của một số nông dân, nếu chuyển sang trồng bắp thì mỗi năm canh tác được 3 vụ, năng suất trung bình khoảng 8 tấn/hécta, với giá khoảng 6 ngàn đồng/kg thì sau khi trừ chi phí, mỗi hécta có thể lãi trên 70 triệu đồng/năm.
Được biết, Xuân Bắc có tổng diện tích mía lớn nhất, nhì toàn tỉnh, hàng năm cung cấp hơn 50 triệu tấn mía cho các nhà máy sản xuất đường. Trước tình hình người dân ồ ạt chuyển đổi cây trồng như hiện tại, nếu không có những chính sách hỗ trợ kịp thời thì trong thời gian ngắn nữa, vùng nguyên liệu mía sẽ bị thu hẹp đáng kể.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau”, ngày 15/3, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức thả hơn 600.000 con giống thủy sản tại cửa biển Sông Đốc.
Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có diện tích nuôi thủy sản khá lớn trên 890ha (chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng).
Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.
Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.
Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.