Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Bến Tre Trúng Mùa Tôm

Nông Dân Bến Tre Trúng Mùa Tôm
Ngày đăng: 22/07/2013

Trúng mùa, trúng giá, nhiều hộ nông dân nuôi tôm tại vùng ven biển Bến Tre đang rất phấn khởi với vụ vừa thu hoạch.

Năng suất và giá tôm đều tăng

Những ngày này, nhiều nông dân ở huyện Bình Đại đang vui niềm vui được mùa tôm thẻ chân trắng. Anh Lê Hoàng Vũ ngụ xã Bình Thới (huyện Bình Đại) cho biết, gia đình anh vừa thu hoạch ao tôm rộng 3.000 m2, sản lượng đạt 2,7 tấn. Với giá bán 132.000 đồng/kg, anh Vũ thu về gần 360 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư, cải tạo ao nuôi các loại, anh Vũ lời hơn 170 triệu cho gần 3 tháng chăm sóc con tôm.

Cũng theo anh Vũ, nếu như năm trước, hầu hết người nuôi tôm thất bát vì dịch bệnh, tôm chết liên tục thì năm nay nhiều hộ nuôi tôm trong vùng trúng mùa, trúng giá. Tỷ lệ nuôi tôm thành công trong vụ này ở mức 7 – 3.

Tức 10 người nuôi tôm thì có đến 7 người trúng vụ, 3 người còn lại vì không xử lý ao nuôi tốt, không kiểm soát dịch bệnh cẩn thận nên tiếp tục thua lỗ. “Trong khi năm trước, tỷ lệ tôm chết luôn ở mức cao, cứ 10 người nuôi tôm thì phải đến 8 người thất bát, không có thu hoạch vì tôm chết khi vừa thả giống chưa được bao lâu” - anh Vũ cho biết.

Hơn nữa, theo anh Vũ, giá tôm nguyên liệu từ đầu năm đến nay liên tục tăng khiến nông dân phấn khởi, hiện đang ở mức từ 132.000 – 142.000 đồng/kg tùy kích cỡ, cao hơn khoảng 10.000 – 15.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2012. Anh Lưu Thanh Nghĩa – một người chuyên nhận nuôi tôm cho các chủ ao khu vực ĐBSCL cũng hào hứng cho biết, anh vừa cùng chủ ao thu hoạch 3 ao tôm thẻ với sản lượng gần 6 tấn. Với cỡ tôm hiện nay, chủ ao bán được giá 140.000 đồng/kg.

Cũng theo anh Nghĩa, sau khi trừ vốn đầu tư ban đầu, với đợt thu hoạch lần này, chủ ao thu lời hơn 600 triệu đồng. “Nhờ nuôi tôm tốt nên tui được chủ ao thưởng công 25 triệu đồng, cộng với tiền lương 3 tháng làm công khoảng 9 triệu nữa, nghe cũng mát lòng mát dạ!” - anh Nghĩa cười vui vẻ. Nhiều hộ nông dân tại các huyện Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri… cũng đang vui niềm vui được mùa tôm thẻ, bù lại phần nào sau nhiều vụ nuôi thất bại vì dịch bệnh.

Dịch bệnh vẫn chưa “êm”

Dù được đánh giá là đã “dễ thở” hơn trước nhưng tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại các huyện ven biển Bến Tre vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhiều chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo người nuôi tôm cẩn trọng khi thả nuôi vụ mới.

Ông Nguyễn Văn Buội – quyền Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bến Tre cho biết, từ đầu vụ đến nay, tổng diện tích tôm nuôi trong tỉnh bị thiệt hại ước khoảng trên 1.100ha, chiếm khoảng 20% tổng diện tích thả nuôi.

Những tháng đầu năm 2013, nông dân nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do xâm nhập mặn, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm nuôi. Đến nay, tình hình có dịu bớt, tuy nhiên, diễn biến thời tiết vẫn khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ lớn, tôm dễ mắc bệnh. Trong khi đó, anh Lê Hoàng Vũ cho biết, vẫn còn một lượng lớn ao tôm trong vùng nhiễm bệnh khiến tôm chết.

Người nuôi tôm do đó cần cẩn thận với nguồn nước thải từ những ao tôm bệnh, tránh để virus gây bệnh lây lan sang các ao khác. “Nuôi tôm rất dễ bệnh ở giai đoạn đầu mới thả nên nông dân phải xử lý ao thật cẩn thận. Hơn nữa, độ mặn nước hiện tại chênh lệch từ 10/1.000 – 12/1.000 nhưng rất dễ thay đổi vào những tháng cuối năm” - anh Vũ cho biết thêm.

Ông Buội khuyến cáo bà con nông dân phải tuân thủ các nguyên tắc phơi, lắng ao, làm vệ sinh ao nuôi cẩn thận trước khi thả vụ mới. Nếu bà con nông dân đã thả giống, phải thường xuyên kiểm tra độ pH, độ kiềm, lượng oxy hòa tan trong nước, sức khỏe tôm nuôi... để xử lý kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Kết Quả Hoạt Động Năm 2014 Của Trung Tâm Tập Huấn Và Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Vùng ĐBSCL Kết Quả Hoạt Động Năm 2014 Của Trung Tâm Tập Huấn Và Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Vùng ĐBSCL

Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long là đơn vị trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tuy được thành lập từ khá sớm nhưng sau nhiều năm xây dựng, tới giữa tháng 11/2012, Trung tâm mới ra mắt được bộ phận nhận sự đầu tiên chỉ có 6 người và đến giữa năm 2013 mới chính thức đi vào hoạt động.

06/02/2015
Cà Mau Phấn Đấu Sản Xuất Đạt 20 Tỷ Con Tôm Giống Vào Năm 2020 Cà Mau Phấn Đấu Sản Xuất Đạt 20 Tỷ Con Tôm Giống Vào Năm 2020

Từ những bất cập trên, UBND tỉnh Cà Mau đã kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp có năng lực đầu tư phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất tôm giống với quy mô lớn mang tầm khu vực.

06/02/2015
Khánh Hòa Phấn Đấu Khai Thác 89.000 Tấn Thủy Sản Khánh Hòa Phấn Đấu Khai Thác 89.000 Tấn Thủy Sản

Hiện nay, ngoài các nghiệp đoàn nghề cá được thành lập, Khánh Hòa đã xây dựng 2 ngư đội câu cá ngừ đại dương là ngư đội Song Tử Tây và Đá Tây A với 45 tàu khai thác. Dự kiến, vụ cá Bắc 2015, các phương tiện hành nghề lưới cản, lưới kéo và câu cá ngừ đại dương sẽ tăng cường sản xuất, giải quyết nhu cầu việc làm cho ngư dân và lao động trên biển.

06/02/2015
Nuôi Cá Chẽm Tại Hà Tiên Một Nghề Tiềm Năng Nuôi Cá Chẽm Tại Hà Tiên Một Nghề Tiềm Năng

Do có nhiều lợi thế về tài nguyên diện tích mặt nước, nguồn cá tạp làm thức ăn dồi dào... Nghề nuôi cá chẽm tại Hà Tiên còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, chất lượng con giống đầu vào và sự hạn chế về thị trường tiêu thụ đang là những trở ngại chính.

06/02/2015
Phú Yên Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Huy Động Nhiều Nguồn Lực, Tập Trung Nâng Cao Giá Trị Sản Phẩm Phú Yên Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Huy Động Nhiều Nguồn Lực, Tập Trung Nâng Cao Giá Trị Sản Phẩm

Phú Yên đang đặt ra mục tiêu cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng phát triển bền vững trong khâu nuôi trồng, khai thác và chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Theo đó, từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, giá trị sản xuất ngành Thủy sản tăng bình quân từ 8 đến 9%/năm, chiếm từ 36 đến 37% tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp.

06/02/2015