Nóng chất lượng con giống thủy sản

Thời gian qua, nắng nóng kéo dài làm độ mặn tăng cao, môi trường ao nuôi diễn biến bất lợi cho con tôm phát triển.Theo đó, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả vật tư đầu vào như thức ăn, thuốc, hoá chất, điện... tăng cao cùng với giá tôm nguyên liệu xuống thấp trong khoảng thời dài làm cho người nuôi tôm không có lãi, không còn khả năng tái sản xuất...
Ông Lâm Văn Khiếm, Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi tôm công nghiệp Tân Long, ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, nhìn nhận: "Người nuôi tôm công nghiệp đa phần nuôi theo cảm tính. Khi bị dịch bệnh, thất bại không còn vốn tái sản xuất thì tìm đến đại lý để tiếp tục được đầu tư, để có cơ hội nuôi tiếp, có cơ hội trả nợ. Đương nhiên, người nuôi phải chấp nhận rủi ro về chất lượng của con giống, chế phẩm xử lý môi trường ao nuôi... Bởi họ bắt buộc mua thức ăn của đại lý nào thì phải mua con giống, thuốc tại đại lý đó".
Theo đó, tình trạng tiếp thị các sản phẩm trực tiếp xuống ao nuôi với hình thức tiếp thị bao bì bắt mắt, kèm theo chương tình khuyến mãi kích thích lòng tham của người nuôi tôm. Một số công ty sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận, chiết khấu cao nên không tố giác với cơ quan chức năng chức năng khi phát hiện hàng hoá có vấn đề mà cứ bán cho người dân sử dụng. Một số hộ nuôi tôm, ngoài việc sử dụng vật tư nông nghiệp còn kinh doanh bằng hình thức bán lại cho một số hộ nuôi khác trong vùng để thu lợi nhuận nhưng không đăng ký thủ tục hành chính, không có bảng hiệu làm cho cơ quan quản lý thiếu cơ sở để kiểm tra, kiểm soát.
Ông Lê Song Hùng, Phó Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản, cho biết: "Một số sản phẩm khi người dân sử dụng phát hiện không hiệu quả thì các công ty cải biến, thay đổi thương hiệu với thành phần và công dụng khác nhau, thực chất các sản phẩm này đều cùng một nơi sản xuất".
“Bên cạnh đó, nhiều công ty sản xuất con giống, vật tư nông nghiệp đưa đội ngũ nhân viên kỹ thuật đến các đại lý thực hiện xét nghiệm bệnh tôm cho người nuôi như: lấy mẫu gan tuỵ và ruột tôm để soi tươi trên kính hiển vi, nhằm mục đích chẩn đoán, kê toa bán thuốc nhưng thực chất cách xét nghiệm này không nói lên được điều gì về bệnh tôm”, ông Hùng cho biết thêm.
Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Văn Sử cho biếtđang chỉ đạo đơn vị trực thuộc tổng kết, thống kê lại những công ty giống bán vào Cà Mau trong năm qua cho hiệu quả cao để phối hợp hỗ trợ cho hộ nuôi; đồng thời kết hợp với Chi cục nuôi trồng thuỷ sản, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tập huấn kỹ thuật. Còn về vật tư nông nghiệp thì Chi cục Quản lý chất lượng sẽ tăng cường kiểm tra, những sản phẩm nào chất lượng sẽ đưa ra cho người nuôi đánh giá lại, từng bước tìm ra sản phẩm chất lượng và loại dần sản phẩm kém chất lượng.
Related news

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.

Hiện nay, toàn xã đã có 81 hộ lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, với diện tích khoảng 16,8 ha. Ông Nguyễn Khắc Phòng (thôn Thái An), hướng dẫn chúng tôi ra thăm vườn nho của gia đình - một trong những hộ đầu tiên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, cho biết: Với 1 ha nho, bình thường phải mất nhiều ngày để tưới, nhưng với hệ thống tưới nước tiết kiệm chỉ cần gần 2 tiếng đồng hồ, vườn nho đã được tưới đầy đủ. Vừa tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, vừa giúp cây nho phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.

Theo số lieu thong kê của Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, niên vụ mía 2013-2014, vùng nguyên lieu huyện Trà Cú chỉ còn 6.000 ha

Cùng với các địa phương khác, thời điểm này người dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) đang tập trung thu hoạch dong riềng, năng suất trung bình ước đạt 60 tấn/ha. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đang là mối quan tâm lớn của người dân và các cấp, ngành chức năng.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Trần Đình Toàn cho biết, UBND tỉnh vừa ra quyết định số 815/QĐ-UBND về việc bổ sung nấm rơm vào danh mục khuyến khích phát triển ở địa phương.