Nơi sản xuất, ương nuôi, lưu giữ giống thủy sản nước ngọt lớn nhất tỉnh Ninh Bình

9 ha, gồm: Nhà điều hành; 25 ao ương nuôi (mỗi ao nuôi diện tích 2.200m2); các loại bể nuôi và nhà cho cá đẻ; hệ thống máy bơm, cùng các công trình phụ trợ khác đang dần được hoàn thiện, đảm bảo xây dựng Trung tâm có quy mô khá hiện đại và đồng bộ.
Thu hoạch và xuất bán cá mè giống tại Trung tâm.
Thạc sỹ Nguyễn Duy Thành, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: Hiện nay Trung tâm duy trì sản xuất ổn định 12 loài giống cá nước ngọt, phục vụ bà con nông dân nuôi thả thủy sản trong tỉnh và các tỉnh bạn. Trung tâm mới đưa giống cá mới - cá chép Koi (Nhật Bản) vào ương nuôi.
Đây là giống cá cảnh, nguồn giống bố mẹ được nhập về từ Nhật Bản, cá này màu hồng hoặc hồng loang trắng, nếu thả sẽ khá phù hợp với các khu điểm du lịch, thân thiện với các loài thủy sinh nước ngọt bản địa.
Trung tâm đang nuôi gần 1,2 tấn cá giống bố mẹ hậu bị của 12 loài như: Trắm đen, trôi, mè, chép, chuối hoa, cá rô đồng, rô đầu vuông...
Tính đến cuối tháng 6-2015, Trung tâm đã sản xuất được 950 vạn con cá bột các loại và nhập 30 vạn cá bột về ương, san tại chỗ. Sản lượng cá ương, cá giống đạt 96,73% so kế hoạch năm và tăng 4,12 lần so với cùng kỳ của năm 2014 với chất lượng đảm bảo, đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân và phục vụ cho nhu cầu bổ sung đàn cá bố mẹ trong Trung tâm. Trung tâm cũng đã cung ứng dịch vụ đến tận tay người nuôi 51 vạn con cá giống các loại.
Thực hiện tốt chế độ chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh cho đàn cá bố, mẹ và đàn cá hậu bị được nuôi dưỡng tại Trung tâm; cũng như chuẩn bị sẵn sàng và thực hiện tốt các phương án phòng tránh bão, lũ, nóng, rét cho các đàn cá nuôi tại Trung tâm.
Ngoài ra, Trung tâm còn là một trong các đơn vị của Sở Nông nghiệp & PTNT tham gia tích cực vào chương trình giống, chương trình khuyến nông và chương trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP): Nhập 50 vạn cá bội diêu hồng thực hiện ương san lên cá giống ở kích cỡ 4 - 6cm được 9 vạn con; x
Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi theo hướng Viet Gap; triển khai 5 mô hình nuôi thủy sản tập trung (nuôi trắm cỏ trong lồng, nuôi cá chim trắng bán thâm canh, nuôi cá chép trong ao, luân canh cá lúa, nuôi ếch thương phẩm trong lồng) ở các địa phương trong tỉnh.
Hiện Trung tâm có 14 cán bộ, công nhân viên, trong đó có 9 viên chức đều là những kỹ sư, thạc sỹ chuyên ngành thủy sản.
Đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Trung tâm đã thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật tận đầu bờ cho các hộ dân ở huyện Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô... và đang nuôi thả thành công cá nước ngọt môi trường mặt nước lớn, môi trường ao đầm, nuôi cá ruộng trũng theo phương thức thâm canh khá hiệu quả tại các địa phương trên...
Đồng chí Phó Giám đốc Trung tâm cũng chia sẻ: Trung tâm đang tích cực sưu tầm các giống thủy sản nước ngọt đặc hữu trong vùng: ốc nhồi, cá trầu tiến vua, cá rô Tổng Trường... đưa về nuôi dưỡng, nghiên cứu, duy trì và phát triển các loại giống này.
Chức năng của Trung tâm ngoài việc sản xuất các con giống thủy sản nước ngọt (chép, trôi, mè, trắm cỏ) được nuôi thả nhiều trong nhân dân, Trung tâm còn tổ chức nghiên cứu khoa học, là nơi lưu giữ nguồn gen, giống thủy sản nước ngọt của tỉnh.
Trung tâm là đơn vị duy nhất hiện đang bảo tồn 12 loài thủy sản nước ngọt hậu bị, hoàn toàn chủ động về sản xuất giống cá nước ngọt...
Trong thời gian tới, khi trang thiết bị được hoàn thiện, lắp đặt đồng bộ, hoạt động sản xuất của Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Ninh Bình sẽ thuận lợi hơn, góp phần sản xuất, ương nuôi nhiều giống cá nước ngọt, phục vụ bà con nông dân không chỉ trong tỉnh mà các tỉnh bạn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Thời điểm hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bình Định đang vào chính vụ thu hoạch tôm nuôi vụ 1. Tuy nhiên, giá tôm thẻ chân trắng thời điểm này đang giảm mạnh khiến cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

Dồn về khai thác thủy sản vùng ven biển Sầm Sơn và Tĩnh Gia, 15 tàu cá công suất từ 68 CV đến 120 CV của ngư dân huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) và huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã bị lực lượng chức năng tỉnh bắt giữ và xử lý.

Cũng như nhiều hộ dân ở thôn Phước Lộc Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), tận dụng nguồn nước chảy quanh năm của dòng sông Trà Khúc, 9 năm qua ông Trần Kim Sanh đang có thu nhập cao, ổn định (mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng) nhờ nuôi cá chình trong lồng bè ven sông, sau đây là kinh nghiệm quý báu về nuôi cá chình qua nhiều năm của ông Sanh để bà con tham khảo.

Sau thời gian giá cá lóc nguyên liệu giảm mạnh, chỉ còn ở mức 27.000-28.000 đồng/kg (tháng 4/2014), hiện nay, giá cá lóc đã tăng trở lại từ 40.000-42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận từ 8.000-10.000 đồng/kg; nếu 01 ha, nông dân nuôi đúng kỹ thuật, lợi nhuận sẽ trên 01 tỷ đồng/ha.

Theo đó, trong giai đoạn 2014 – 2017 BIDV dành 15.000 tỷ đồng để cho vay cho các đối tượng: Cho vay đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, cho vay vốn lưu động để khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo chính sách của Nghị định 67/2014/NĐ-CP; Cho vay nâng cấp năng lực các nhà máy đóng tàu, cho vay ngắn hạn thi công đóng tàu;