Nỗi Lo Từ Nghề Lưới Lừ

Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.
Bên cạnh những loại nghề như nò, sáo, chuôm… thì nghề lưới lừ thu hút nhiều ngư dân tham gia nhất khi toàn huyện có 60.813 cheo lừ, tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Lợi (20.283 cheo lừ) và Quảng Phước - Thừa Thiên Huế(13.000 cheo lừ), các xã còn lại mỗi xã từ 2.000 đến 10.600 cheo lừ.
Được ngư dân đưa vào sử dụng để khai thác thủy sản ở đầm phá từ năm 2005, ban đầu lừ lưới chỉ phát triển ở quy mô nhỏ với 30 hộ, nhưng đến nay, số hộ sử dụng lưới lừ lên đến 1.575 hộ.
Tại xã Quảng Lợi, hơn 20 ngàn cheo lừ của 420 hộ tập trung chủ yếu ở các thôn Hà Công, Cư Lạc, Ngư Mỹ Thành. Phần lớn các hộ đang sử dụng loại mặt lưới nhỏ dưới 4mm. Loại mắt lưới nhỏ này sẽ tận thu tất cả những loại tôm cá dù nhỏ nhất trên phá Tam Giang.
Theo ông Trần Dũng - một ngư dân chuyên đánh bắt bằng nghề lừ xếp ở thôn Ngư Mỹ Thạnh: “Đánh bắt lừ xếp có thể bắt được một lúc nhiều loài cá tôm khác nhau nên rất nhiều người chuyển sang nghề này. Vì hiệu quả kinh tế khá cao, hiện nay nhiều ngư dân ở Quảng Lợi đã cải tiến, thay đổi mắt lưới nhỏ hơn 4mm”.
Theo tính toán sơ bộ, với hơn 20 ngàn cheo lừ hoạt động trên phá Tam Giang, mỗi ngày xã Quang Lợi tận thu trên 2 tấn cá, tôm các loại, chưa kể các loại nghề khác cũng đang hoạt đồng khá đều đặn ở khu vực này.
Ông Phan Văn Ty – Chủ tịch chi hội nghề cá Ngư Mỹ Thạnh cho biết: “Chi hội đã khuyến khích vận động hội viên giảm bớt số lượng cheo lừ trên một hộ gia đình, đồng thời cải tiến lại mắt lưới lừ lên 18mm theo quy định của UBND tỉnh. Tuy nhiên, việc vận động cũng chưa có tín hiệu khả quan cũng như chưa có chế tài xử phạt…”.
Xã Quảng Phước có 3 chi hội nghề cá: Phước Lập, Hà Đồ và Mai Dương với 29 trộ nò sáo, 13 trộ chuôm, 13.600 cheo lừ và 2.540 lưới các loại hoạt động trên diện tích 335 ha mặt nước phá Tam Giang.
“Chúng tôi đã nhiều lần họp các chi hội nghề cá triển khai các biện pháp quản lý tình trạng hoạt động khai thác thủy sản bằng lưới lừ và khuyến khích, vận động ngư dân cải tiến mặt lưới lừ theo quy định nhưng đến nay tiến độ vẫn chưa tiến triển”, ông Phan Hùng Sơn – PCT UBND xã Quảng Phước chia sẻ.
Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.
“Tất cả những cheo lừ nay đều có mặt lưới kích cở rất nhỏ, không đúng quy định. Hiện chúng tôi đã và đang triển khai các biện pháp quản lý. Trước tiên vận động ngư dân cải tiến mắt lưới theo quy định cũng như khuyến khích ngư dân chuyển đổi phương tiện khai thác. Về lâu dài, UBND huyện sẽ có chế tài xử phạt đối với những hộ sử dụng lưới lừ sai quy định”, ông Hà Văn Tuấn – PCT UBD huyện Quảng Điền nói.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hồ Văn Du là chuyên gia về cây sâm Ngọc Linh, bởi hơn nửa đời người, ông cùng ăn, cùng ở cùng sống với cây sâm trên núi Ngọc Linh để giữ gìn, bảo vệ loài sâm quý hiếm trên thế giới đang sinh trưởng và phát triển tốt ở đỉnh núi mù sương...

Theo kế hoạch, ngoài việc sản xuất 9.000ha đậu phụng, 6.000ha bắp và hơn 10.000ha rau màu các loại, vụ đông xuân 2015 - 2016 nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành gieo sạ 42.500ha lúa (thời gian xuống giống từ 15.12.2015 đến 5.1.2016).

Thời điểm này, tại các vùng Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên… nhiều nông hộ gặp khó vì khan hiếm giống ớt Ấn Độ mới 403, khi mùa vụ đã cận kề. Không chỉ mua giống giá cao gấp đôi, gấp ba; nhiều nông hộ còn mua phải hạt giống trôi nổi, giống giả…

Việc đầu tư nuôi gà Đông Tảo đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho chàng kỹ sư tin học Phan Văn Sang (thôn Quý Phước, Bình Quý, Thăng Bình).
Tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tây Giang, qua các đợt khảo sát, đến nay các hộ dân trên địa bàn huyện đã trồng được hơn 14ha diện tích cây dược liệu đảng sâm và ba kích.