Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi Lo Cúm Gia Cầm Lan Rộng

Nỗi Lo Cúm Gia Cầm Lan Rộng
Ngày đăng: 12/07/2012

Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.

Tuy nhiên, mỗi ngày đàn vịt chết càng nhiều, ông mua các loại thuốc kháng sinh và vacxin dịch tả để tiêm. Đến ngày 16/1, đàn vịt không đỡ bệnh mà chết nhiều hơn, hoảng hốt, ông mới báo lên chính quyền xã. Được tin, Chi cục Thú y tỉnh về ngay và tổ chức cho tiêu hủy đàn vịt bị ốm hơn 1.000 con. Còn lại hơn 300 con đang khỏe mạnh nhưng gia đình ông Xuân xin được tiêu hủy theo đàn. Mẫu bệnh phẩm được lấy và gửi ra cơ quan Thú y vùng III xét nghiệm đều dương tính, phát hiện thấy virrus cúm gia cầm H5N1.

Hiện tại, ở xã Hồng Thủy có khoảng 15 hộ chăn nuôi vịt đàn với tổng số khỏang trên 18.000 con. Trong đó có khoảng 1.400 vịt đẻ trứng đã được tiêm phòng vacxin cúm gia cầm, còn lại thì chưa được tiêm.Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã thành lập 2 tổ công tác gồm 7 người giám sát tại 2 chợ trong xã để ngăn chặn việc mua bán vịt. Đồng thời khẩn cấp thông báo với 15 hộ gia đình có nuôi vịt biết để cam két thực hiện việc tiêm phòng dịch.

Trao đối với NNVN, ông Phạm Hồng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình cho biết: "Ngay trong chiều ngày 23/1, Chi cục cấp 20.000 liều vắcxin để tiêm cho đàn vịt tại đây...".

Tâm lý người dân đang rất lo ngại vì đã sát Tết Nguyên đán, nếu việc bao vây dập dịch không có hiệu quả thì đây là thảm họa cho người nông dân. Ông Lê Đại Năm (thôn An Định- Hồng Thủy) có đàn vịt gần 10.000 con cho hay: "Mấy hôm nay cả nhà không yên tâm chút nào, vì cơ nghiệp, tiền bạc tập trung vào đàn vịt. Nếu phải tiêu hủy thì coi như trắng tay...".


Có thể bạn quan tâm

Việt Nam mở cửa trở lại cho ba loại trái cây của Úc Việt Nam mở cửa trở lại cho ba loại trái cây của Úc

Ngày 22-7, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,cho hay dự kiến từ ngày 1-8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại ba loại quả là cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.

23/07/2015
Nhập khẩu trở lại nho, cam, quýt Úc từ ngày 1/8 Nhập khẩu trở lại nho, cam, quýt Úc từ ngày 1/8

Theo ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự kiến từ ngày 1/8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại 3 loại quả cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.

23/07/2015
Cầm tay chỉ việc cho nông dân Cầm tay chỉ việc cho nông dân

Lâu nay, cụm từ “trông chờ, ỷ lại” thường được gán cho nông dân một cách áp đặt khi nói về nguyên nhân của tư duy sản xuất lạc hậu, trì trệ, kém phát triển; trong khi điều mà họ cần là một định hướng phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả để làm “điểm tựa” chứ không hoàn toàn là sự hỗ trợ mang tính “mùa vụ”. Khắc phục điểm yếu này, Hội Nông dân tỉnh đang triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hội viên bằng phương pháp “Cầm tay chỉ việc”.

23/07/2015
Hoàng Su Phì từng bước cơ giới hóa trong nông nghiệp Hoàng Su Phì từng bước cơ giới hóa trong nông nghiệp

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp (NN) của huyện Hoàng Su Phì đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất NN theo hướng hàng hóa; huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực đưa máy móc vào sản xuất, chế biến nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.

23/07/2015
Đồng Nai phát hiện 4 trại heo sử dụng chất tạo nạc Đồng Nai phát hiện 4 trại heo sử dụng chất tạo nạc

Ăn phải thịt heo có tồn dư chất tạo nạc sẽ bị ngộ độc, lâu dài có thể gây biến chứng ung thư.

23/07/2015