Nỗ Lực Phát Triển Ngành Thủy Sản

Nhằm bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần đưa ngành Thủy sản phát triển nhanh, các địa phương đang tập trung chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Tại tỉnh An Giang, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo UBND huyện, thị, thành phố tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá rô phi trong vèo trên sông thuộc địa bàn quản lý; chỉ cho phép tiến hành nuôi đối với khu vục phù hợp quy hoạch và doanh nghiệp phải đảm bảo các thủ tục pháp lý có liên quan.
Huyện nào để xảy ra tình trạng nuôi tràn lan, không theo quy hoạch, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Đồng thời, tỉnh An Giang cũng yêu cầu các huyện, thị, thành phố phải chỉ đạo UBND cấp xã kiểm tra, giám sát chặt địa bàn quản lý, chỉ cho phép triển khai các hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung, trong đó có nuôi cá rô phi trong vèo đối với khu vực phù hợp quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh; không tự ý cho phép bất kỳ tổ chức, cá nhân nào thực hiện nuôi cá ao hầm, bè, trong vèo trên sông khi chưa được phép của cấp thẩm quyền cũng như chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan theo quy định pháp luật hiện hành.
Tỉnh Nam Định cũng đã yêu cầu các địa phương tập trung phát triển đa dạng các đối tượng nuôi có giá trị cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu phù hợp với quy hoạch, điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước của từng vùng.
Đồng thời, tỉnh cũng chỉ đạo Phòng nuôi trồng thủy sản phối hợp với Chi cục Thú y tăng cường giám sát vùng nuôi, nắm chắc các thông tin về tình hình nuôi trồng, dịch bệnh; thu mẫu định kỳ xét nghiệm để quản lý vùng nuôi.
Tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị chức năng phải quản lý tốt thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản; phổ biến, tập huấn cho người nuôi về quy định và hướng dẫn sử dụng thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản; trực tiếp kiểm tra cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường thủy sản trong toàn tỉnh.
Được biết, trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã xây dựng nhiều hành lang pháp lý, những định hướng, công cụ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt trong các hoạt động kiểm soát, tăng cường quản lý khai thác sử dụng nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật; bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng và bước đầu triển khai các hoạt động phục hồi nguồn lợi, hệ sinh thái thủy sinh.
Những hoạt động này góp phần đưa ngành thủy sản phát triển nhanh, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Sự phát triển của ngành thủy sản góp phần quan trọng vào quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho cộng đồng ngư dân và đảm bảo an ninh thực phẩm của đất nước.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tránh nạn tranh giành khai thác nghêu giống mỗi khi vào mùa, ngành chức năng địa phương đã hợp nhất 16 HTX hiện hữu thành 1 HTX nuôi nghêu Đất Mũi. HTX mới này chịu trách nhiệm quản lý, khai thác bãi nghêu rộng 3.000ha; trong đó, khoảng 600ha là vùng nuôi nghêu thương phẩm, diện tích còn lại để khai thác nghêu going.

Nhiều hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang áp dụng kỹ thuật phối trộn thức ăn từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp thay vì mua thức ăn tổng hợp. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị Nguyễn Văn Bài cho biết, vụ đông xuân năm nay sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Trị được mùa nhất từ trước đến nay. Năng suất bình quân đạt hơn 55 tạ/ha, tăng 2-3 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước.

Nhiều bà con nông dân ở các vùng ven sông đang hớn hở vì bội thu từ khoai môn (hay còn gọi là khoai sáp). Một sào khoai môn có thể cho thu nhập tới 20 triệu đồng.

Từ sau tết đến nay, giá gừng bán lẻ tại chợ Vị Thanh, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) đã tăng vọt từ khoảng 18.000 đồng/kg (gừng loại 1) lên mức 100.000 đồng/kg và 80.000 đồng/kg (gừng loại 2). Đây là mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay.