Niên vụ 2014–2015, giá cà phê luôn ở mức thấp
Tham dự có ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) và hơn 50 đại biểu đại diện các sở, ngành, nông dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) phát biểu tại buổi tọa đàm
Theo só liệu thống kê, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2014 – 2015 ước đạt 141,73 triệu bao, giảm 3,5% so với niên vụ trước.
Trong đó, Brazil đạt khoảng 45,34 triệu bao (giảm 7,8%), Indonesia 9,35 triệu bao (giảm 19,9%), Colombia 12,5 triệu bao (tăng 3,1%)…
Nhìn chung, sản lượng cà phê giảm nhưng giá cà phê thế giới trên các sàn dao dịch Liffe (Anh) và ICE (Mỹ) không tăng như kỳ vọng khiến nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó. Đặc biệt, độ chênh lệch giữa giá cà phê Arabica và Robusta giảm từ 110 cent/lb xuống còn 55 cent/lb khiến thị trường cà phê Robusta trầm lắng.
Tại Việt Nam, giá cà phê nhân xô dao động từ 33,5 - 43 triệu đồng/tấn và hiện đang ở mức 35,5 triệu đồng/tấn, giảm 15% so với thời điểm cao nhất vào đầu niên vụ.
Theo các đại biểu, giá cà phê giảm liên tục và kéo dài do tác động của các yếu tố kinh tế toàn cầu và sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Các đại biểu cũng kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận với các gói tín dụng để tái canh, tạm trữ cà phê cũng như cung cấp thông tin thị trường để người dân chủ động sản xuất.
Niên vụ 2015 – 2016, diện tích cà phê tăng nhanh thiếu bền vững khiến cà phê Tây Nguyên gặp hạn, dự báo sản lượng cà phê thấp hơn so với niên vụ trước khoảng 20%.
Tại Đắk Lắk, trên 40.000 ha cà phê bị ảnh hưởng do hạn hán khiến sản lượng cà phê niên vụ 2015 - 2016 ước giảm 15 – 20% so với niên vụ trước đó.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua trồng thanh long ruột đỏ vì giá bán cao, lời nhiều. Diện tích trồng thanh long ruột đỏ tăng nhanh. Tuy nhiên, đầu ra của loại trái cây này ra sao thì hầu hết người trồng rất mù mờ.

Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.

Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.

Việc cung ứng lúa chất lượng, nguyên chủng, cấp xác nhận, chất lượng cao để nông dân sản xuất luôn được ngành chức năng quan tâm.