Những trái ngon đất Việt đắt hàng xuất ngoại

Theo Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT, từ ngày 17.9.2015, Nhật Bản sẽ mở cửa cho xoài Cát Chu của Việt Nam vào thị trường nước này.
Cụ thể, giống xoài trồng tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai được các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn và được cơ quan chức năng Nhật Bản đồng ý cấp phép nhập khẩu.
Trước khi vào Nhật, trái xoài bắt buộc phải xử lý bằng hơi nước nóng (tương tự trái thanh long).
Cùng với xoài, thanh long cũng là loại quả chinh phục được thị trường khó tính Nhật Bản. Ngoài ra, thanh long Việt còn có mặt ở nhiều nước khác như: Mỹ, Hàn Quốc....
Trang cá nhân của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) - ông Phạm Bình Đàm - mới đây chia sẻ hình ảnh của quả thanh long Việt tại một siêu thị ở Dubai.
Theo đó, thanh long ruột trắng Việt Nam được quảng cáo và bán với mức giá lên tới 14,95 dirham/kg (tương đương gần 100.000 đồng/kg).
Được biết, tại New Zealand, trái thanh long đã trải qua các khâu kiểm dịch thực phẩm, được xử lý bằng hơi nước nóng, nhiệt độ trái đạt ít nhất 46,5 độ C và ít nhất là 45 phút, đáp ứng Tiêu chuẩn về sức khỏe trong hoạt động nhập khẩu của Bộ Công nghiệp Cơ bản New Zealand.
Vào cuối tháng 8 vừa qua, 2 tấn nhãn đầu tiên đã được xuất khẩu sang Mỹ.
Tuy số lượng còn hạn chế, song đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho bà con nông dân.
Để trái nhãn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ, dịch hại trên cây nhãn được theo dõi và phòng trừ kịp thời, đúng kỹ thuật, đảm bảo để quả nhãn phát triển tốt. Các hộ tham gia vùng nhãn xuất khẩu đều tích cực thực hiện các quy trình sản xuất theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, nhãn sai quả, đồng đều, mã đẹp.
Chôm chôm cũng là loại quả được xuất khẩu sang Mỹ, Ả Rập, Hà Lan, Hàn Quốc...
Để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, cũng như những trái cây khác, chôm chôm phải đạt tiêu chuẩn Global GAP và VietGAP.
Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre là những địa phương có diện tích trồng chôm chôm xuất khẩu nhiều nhất.
Nếu như mọi năm con đường duy nhất của quả vải chính là ngược lên phía Bắc để tiêu thụ, thì năm nay,vải thiều Việt Namlại được ưa chuộng tại nhiều thị trường nước ngoài, chinh phục cả những thị trường vốn rất khó tính như Mỹ, Canada, Australia, Pháp…
Không chỉ “gây bão” nơi trời Tây mà vải thiều Việt Nam cũng đang gây được tiếng vang tại thị trường Đông Nam Á, cụ thể là Malaysia khi 1,5 tấn vải Việt được người dân nơi đây đón nhận rất tích cực.
Có thể bạn quan tâm

Cá tra được xem là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới được quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Với Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29-4-2014 của Chính phủ Về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (Nghị định 36), cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến phải được nuôi từ cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đáp ứng theo các điều kiện quy định.

Nhóm nghiên cứu Đặng Quốc Cường, Công ty cổ phần BVTV Delta, Cần Thơ; Trương Thị Nga, khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ và Trần Thị Diễm Phúc, Công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ đã nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra”, với mục đích tận dụng lại nguồn dưỡng chất có trong nước thải ao ươm cá tra giống cung cấp cho quá trình phát triển của cây lúa, góp phần hạn chế ô nhiễm nước mặt từ quá trình ươm cá tra giống.

Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng 3 mô hình nuôi cá thâm canh cao tại 3 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa.

Không khuất phục trước khó khăn, bằng sức trẻ, sự siêng năng cần cù cộng với lợi thế đất đai của gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, ở xã Cát Minh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá và ba ba, tạo thu nhập đáng kể cho gia đình, được nhiều người mến phục.

Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.