Những trái ngon đất Việt đắt hàng xuất ngoại

Theo Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT, từ ngày 17.9.2015, Nhật Bản sẽ mở cửa cho xoài Cát Chu của Việt Nam vào thị trường nước này.
Cụ thể, giống xoài trồng tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai được các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn và được cơ quan chức năng Nhật Bản đồng ý cấp phép nhập khẩu.
Trước khi vào Nhật, trái xoài bắt buộc phải xử lý bằng hơi nước nóng (tương tự trái thanh long).
Cùng với xoài, thanh long cũng là loại quả chinh phục được thị trường khó tính Nhật Bản. Ngoài ra, thanh long Việt còn có mặt ở nhiều nước khác như: Mỹ, Hàn Quốc....
Trang cá nhân của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) - ông Phạm Bình Đàm - mới đây chia sẻ hình ảnh của quả thanh long Việt tại một siêu thị ở Dubai.
Theo đó, thanh long ruột trắng Việt Nam được quảng cáo và bán với mức giá lên tới 14,95 dirham/kg (tương đương gần 100.000 đồng/kg).
Được biết, tại New Zealand, trái thanh long đã trải qua các khâu kiểm dịch thực phẩm, được xử lý bằng hơi nước nóng, nhiệt độ trái đạt ít nhất 46,5 độ C và ít nhất là 45 phút, đáp ứng Tiêu chuẩn về sức khỏe trong hoạt động nhập khẩu của Bộ Công nghiệp Cơ bản New Zealand.
Vào cuối tháng 8 vừa qua, 2 tấn nhãn đầu tiên đã được xuất khẩu sang Mỹ.
Tuy số lượng còn hạn chế, song đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho bà con nông dân.
Để trái nhãn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ, dịch hại trên cây nhãn được theo dõi và phòng trừ kịp thời, đúng kỹ thuật, đảm bảo để quả nhãn phát triển tốt. Các hộ tham gia vùng nhãn xuất khẩu đều tích cực thực hiện các quy trình sản xuất theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, nhãn sai quả, đồng đều, mã đẹp.
Chôm chôm cũng là loại quả được xuất khẩu sang Mỹ, Ả Rập, Hà Lan, Hàn Quốc...
Để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, cũng như những trái cây khác, chôm chôm phải đạt tiêu chuẩn Global GAP và VietGAP.
Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre là những địa phương có diện tích trồng chôm chôm xuất khẩu nhiều nhất.
Nếu như mọi năm con đường duy nhất của quả vải chính là ngược lên phía Bắc để tiêu thụ, thì năm nay,vải thiều Việt Namlại được ưa chuộng tại nhiều thị trường nước ngoài, chinh phục cả những thị trường vốn rất khó tính như Mỹ, Canada, Australia, Pháp…
Không chỉ “gây bão” nơi trời Tây mà vải thiều Việt Nam cũng đang gây được tiếng vang tại thị trường Đông Nam Á, cụ thể là Malaysia khi 1,5 tấn vải Việt được người dân nơi đây đón nhận rất tích cực.
Related news

Ngày 16-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTT) có công văn số 2911/QĐ-BNN-KHCN đồng ý cho Công ty TNHH Syngenta Việt Nam khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới là MIR 162. Đây là giống bắp biến đổi gen (GMO) kháng sâu gây hại bộ vảy (miệng nhai).

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) nổi tiếng bởi hệ sinh vật phong phú và hàng trăm loài thủy hải sản có giá trị. Vài năm trở lại đây, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hóa chất của ngư dân sử dụng tẩy rửa lừ, sáo sau mỗi chuyến khai thác thủy sản về.

Anh Trần chút, 38 tuổi cư ngụ tại thôn Lâm Hòa (xã lâm sơn, huyện Ninh Sơn) trồng cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng, bưởi, mít, xoài, măng cụt đạt hiệu quả kinh tế cao.

Lẽ ra vào thời điểm này, bà con nông dân ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đang hối hả xuống giống vụ hè thu, nhưng hiện nay hàng nghìn héc ta đất canh tác trên địa bàn huyện phải bỏ hoang, ruộng khô cỏ cháy.

Xuất thân là một nông dân, cựu chiến binh Phan Ngọc Vui (thôn Thủ Lễ, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) thử sức với nhiều mô hình làm ăn nhưng đều không mấy hiệu quả. Gần đây, tính toán lợi ích, ông bàn với vợ phát triển chăn nuôi vịt lang cạnh trắng. Ban đầu, ông phát triển đàn vịt theo hướng lấy thịt và bán trứng.