Những sai lầm thường gặp khi nuôi cá chình thương phẩm
1.Mua con giống không đảm bảo chất lượng:
Nguồn giống cá chình hiện nay được đánh bắt ngoài tự nhiên. Trong những phương pháp đánh bắt cá chình giống thì phương pháp câu và xung điện là 2 phương pháp ảnh hưởng đến chất lượng cá chình. Cá giống bắt được bằng câu và xung điện khi đem về nuôi tỷ lệ tử vong của cá có thể lên đến 90-100%, nếu sống sót thì khả năng tăng trưởng cũng rất chậm. Vì vậy, người nuôi phải cẩn thận khi xác định mua con giống.
2. Trong quá trình nuôi không phân cỡ cá:
Ở cá chình xảy ra hiện tượng dị hình giới tính (cá cái lớn hơn cá đực). Trong cùng ao nuôi, cá lớn tranh mồi với cá bé. Nếu thức ăn cung cấp không đủ thì chúng sẽ ăn thịt nhau. Do đó, cá giống chọn về nuôi phải có kích cỡ tương đối đồng đều. Trong quá trình nuôi phải phân loại lại kích cỡ lớn, bé để nuôi cho thích hợp, thông thường 30 ngày phân loại 1 lần. Nếu cá lớn nhanh có thể rút ngắn thời gian phân loại. Trước khi phân loại 12 giờ không cho cá ăn. Sau khi phân loại xong 6 giờ cho cá ăn lại như bình thường.
3. Mức nước quá sâu:
Cá chình là loài cá có thể hô hấp qua mang, da, ruột. Nhưng con đường hô hấp chính không phải bằng cách dựa vào mang hầu, bởi vì ở chình không có cơ bong bóng, nó không thể tự do trôi nổi trong nước. Nếu mức nước quá sâu, cá phải bơi lên mặt nước để thở thường xuyên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. Mức nước lấy vào trong ao 70-80 cm.
4. Bón phân bừa bãi:
Chình là loài cá thích sống trong môi trường nước chảy, sạch, hàm lượng oxy hoà tan >5 ppm. Việc bón phân bừa bãi cũng dễ làm hỏng chất lượng nước, gây bệnh cho cá.
5. Không che chắn bờ ao:
Cá chình là loài cá có tập tính di cư. Vì vậy, cần có những giải pháp để ngăn không cho cá vượt khỏi ao như: chọn bờ ao cao hơn mặt nước ít nhất là 60 cm, phần trên bờ ao từ 60-80 cm xây gạch hoặc có gờ lưới, không cho cá vượt ra khỏi ao.
6. Thức ăn nuôi chình không đủ dinh dưỡng:
Một số nông dân sử dụng cám, lúa mì, đậu tương, rau quả, cám gạo và chế độ ăn thực vật khác để nuôi chình, dẫn đến chình nuôi thiếu dinh dưỡng, thậm chí chết. Bởi vì, chình là loài cá ăn thịt nên cần bổ sung đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng phù hợp vào thức ăn.
7. Thay đổi thức ăn thường xuyên:
Chình có chế độ ăn cố định, khi thay đổi đột ngột các loại thức ăn, cá sẽ rất khó khăn để thích ứng với thức ăn mới. Cho nên, khi thay thế các thức ăn mới cần trộn lẫn với các thức ăn ban đầu, sau đó, giảm dần tỷ lệ của thức ăn ban đầu, tăng tỷ lệ thức ăn mới, cho đến khi thay thế hoàn toàn.
Tags: ca chinh thuong pham, nuoi ca chinh, thuy san
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ 17, Quyết định số 2844/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện kết luận số 07-KL/TU ngày 14/5/2012 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về “Chương trình phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011 - 2015, có tính đến năm 2020”.
Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.
Tính đến hết tháng 6/2013, diện tích tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại khoảng 23.938 ha, chiếm 4,2% tổng diện tích thả nuôi, bằng 65% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích tôm sú bị thiệt hại là 20.857 ha chiếm 3,8% diện tích thả nuôi, bằng 63,8% so với cùng kỳ 2012; tôm chân trắng là 3.081 ha chiếm 17,1% diện tích thả nuôi, bằng 124,9% so với cùng kỳ năm 2012.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngư dân đã thành lập được 159 Tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển với 1.113 tàu (trung bình 5-7 tàu/Tổ) có công suất máy chính từ 20CV trở lên;
Theo dự báo thời tiết thuỷ văn mùa mưa, bão, lũ năm nay diễn biến phức tạp, diện tích nuôi trồng thủy sản lại là vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng ngập úng lớn nhất, gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất.