Những sai lầm thường gặp khi nuôi cá chình thương phẩm

1.Mua con giống không đảm bảo chất lượng:
Nguồn giống cá chình hiện nay được đánh bắt ngoài tự nhiên. Trong những phương pháp đánh bắt cá chình giống thì phương pháp câu và xung điện là 2 phương pháp ảnh hưởng đến chất lượng cá chình. Cá giống bắt được bằng câu và xung điện khi đem về nuôi tỷ lệ tử vong của cá có thể lên đến 90-100%, nếu sống sót thì khả năng tăng trưởng cũng rất chậm. Vì vậy, người nuôi phải cẩn thận khi xác định mua con giống.
2. Trong quá trình nuôi không phân cỡ cá:
Ở cá chình xảy ra hiện tượng dị hình giới tính (cá cái lớn hơn cá đực). Trong cùng ao nuôi, cá lớn tranh mồi với cá bé. Nếu thức ăn cung cấp không đủ thì chúng sẽ ăn thịt nhau. Do đó, cá giống chọn về nuôi phải có kích cỡ tương đối đồng đều. Trong quá trình nuôi phải phân loại lại kích cỡ lớn, bé để nuôi cho thích hợp, thông thường 30 ngày phân loại 1 lần. Nếu cá lớn nhanh có thể rút ngắn thời gian phân loại. Trước khi phân loại 12 giờ không cho cá ăn. Sau khi phân loại xong 6 giờ cho cá ăn lại như bình thường.
3. Mức nước quá sâu:
Cá chình là loài cá có thể hô hấp qua mang, da, ruột. Nhưng con đường hô hấp chính không phải bằng cách dựa vào mang hầu, bởi vì ở chình không có cơ bong bóng, nó không thể tự do trôi nổi trong nước. Nếu mức nước quá sâu, cá phải bơi lên mặt nước để thở thường xuyên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. Mức nước lấy vào trong ao 70-80 cm.
4. Bón phân bừa bãi:
Chình là loài cá thích sống trong môi trường nước chảy, sạch, hàm lượng oxy hoà tan >5 ppm. Việc bón phân bừa bãi cũng dễ làm hỏng chất lượng nước, gây bệnh cho cá.
5. Không che chắn bờ ao:
Cá chình là loài cá có tập tính di cư. Vì vậy, cần có những giải pháp để ngăn không cho cá vượt khỏi ao như: chọn bờ ao cao hơn mặt nước ít nhất là 60 cm, phần trên bờ ao từ 60-80 cm xây gạch hoặc có gờ lưới, không cho cá vượt ra khỏi ao.
6. Thức ăn nuôi chình không đủ dinh dưỡng:
Một số nông dân sử dụng cám, lúa mì, đậu tương, rau quả, cám gạo và chế độ ăn thực vật khác để nuôi chình, dẫn đến chình nuôi thiếu dinh dưỡng, thậm chí chết. Bởi vì, chình là loài cá ăn thịt nên cần bổ sung đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng phù hợp vào thức ăn.
7. Thay đổi thức ăn thường xuyên:
Chình có chế độ ăn cố định, khi thay đổi đột ngột các loại thức ăn, cá sẽ rất khó khăn để thích ứng với thức ăn mới. Cho nên, khi thay thế các thức ăn mới cần trộn lẫn với các thức ăn ban đầu, sau đó, giảm dần tỷ lệ của thức ăn ban đầu, tăng tỷ lệ thức ăn mới, cho đến khi thay thế hoàn toàn.
Tags: ca chinh thuong pham, nuoi ca chinh, thuy san
Related news

Khi mới đưa con cá chình về vùng Đất Mũi Cà Mau của mình để nuôi, ông bị vợ phản đối, vì nhỡ có thất bại, lấy gì mà sống. Giờ thành tỷ phú nhờ nuôi cá chính rồi, ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ngụ phường Tân Thành, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vẫn khiêm nhường và tiếp tục giúp đỡ những người khác cùng nuôi cá chình để vươn lên làm giàu.

Mùa nắng nóng, nhiệt độ cao và kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nuôi mà còn gây ra thiệt hại do dịch bệnh phát sinh nếu không phòng bệnh và quản lý tốt.

Cũng như nhiều hộ dân ở thôn Phước Lộc Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), tận dụng nguồn nước chảy quanh năm của dòng sông Trà Khúc, 9 năm qua ông Trần Kim Sanh đang có thu nhập cao, ổn định (mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng) nhờ nuôi cá chình trong lồng bè ven sông, sau đây là kinh nghiệm quý báu về nuôi cá chình qua nhiều năm của ông Sanh để bà con tham khảo.

Nhờ mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi xen ghép, gia đình ông La Kế – hội viên ND thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thoát nghèo, trở thành hộ điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập hàng năm 150 triệu đồng.

Cũng như một số nghề nuôi trồng khác, nuôi cá chình lệ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, khi giá cá thương phẩm có lúc trên 700.000 đồng/kg rồi rớt xuống mức 370.000 đồng/kg.