Những lão nông nuôi hươu
Ông Hoàng Duy Trinh đang chăm sóc đàn hươu
Xóm Bắc Sơn, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An có 224 hộ với 1.076 khẩu.
Bà con ở đây hầu hết là người dân ở huyện Quỳnh Lưu di dân lên lập nghiệp.
Họ mang theo nghề truyền thống là nuôi hươu.
Nhiều lão nông nuôi hươu thành công ở "quê mới".
Nghề nuôi hươu ở xóm Bắc Sơn cũng khá thăng trầm.
Những năm 1990-1991 là thời đại “hoàng kim” của nghề này, mỗi con hươu có giá trị hàng chục cây vàng, nhưng rồi sau đó tuột dốc nhanh đến mức “thịt hươu không bằng thịt heo”.
Tuy vậy, những người dân nơi đây vẫn “chung thủy” với nghề truyền thống và nó đã đem lại nguồn thu chính cho nhiều hộ gia đình.
Hươu là con vật dễ nuôi, rất ít dịch bệnh, nguồn thức ăn chủ yếu là phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp nên chi phí ít, hiệu quả kinh tế cao.
Mỗi ngày, một con hươu chỉ ăn hết khoảng 5kg cỏ hoặc các loại lá dễ kiếm như lá xoan, lá mít, lá sung, rau củ quả.
Khi gần cắt lộc, chỉ cần cho hươu ăn thêm một số chất dinh dưỡng như ngô, lạc, đậu đỗ.
Các cụ cao tuổi trong xóm duy trì nghề nuôi hươu ngoài giá trị kinh tế mang lại còn là một thú vui lúc tuổi già.
Ông Hoàng Duy Trinh, người nuôi hươu lâu năm nhất của xóm Bắc Sơn, vừa được bầu làm trưởng nhóm cho biết, từ tháng 2/2015 từ 4 hội viên ban đầu nay đã tăng lên 9 hội viên.
Đây là “cú hích” để duy trì và thúc đẩy nghề nuôi hươu ở đây phát triển mạnh thêm nữa.
Về hiệu quả kinh tế từ nuôi hươu, ông Trinh chia sẻ mỗi năm 1 cặp hươu đực và cái từ tiền bán lộc nhung và con giống thu được trên dưới 30 triệu đồng.
Hiện tại, xóm Bắc Sơn có 46 hộ đang duy trì nghề nuôi hươu với tổng số 96 con, nhà nuôi nhiều nhất là gia đình ông Hồ Hữu Địa, Bùi Huy Tiến, Hồ Văn Bảo mỗi hộ 6 con, còn lại là từ 1 đến 4 con.
Hàng năm từ nghề nuôi hươu bán lộc và con giống đem về nguồn thu nhập cho xóm Bắc Sơn khoảng 150 triệu đồng.
Ông Hồ Vĩnh Thủy, xóm trưởng xóm Bắc Sơn cho biết, từ hiệu quả kinh tế mang lại cộng với sự hỗ trợ 4 con hươu cái sinh sản và 1 chiếc máy cắt thức ăn của dự án ADDA tài trợ, tin chắc rằng nghề nuôi hươu ở đây sẽ phát triển hơn nữa trong những năm tới.
Hiện nay tỷ lệ hộ khá giàu của xóm chiếm 53%, hộ trung bình 27%, hộ nghèo chỉ còn 9,6%.
Xóm đã đạt các tiêu chuẩn về xây dựng nông thôn mới của xã Tam Hợp.
Dự án nâng cao năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc ít người tại Hòa Bình và Nghệ An (FIGNAHB) được Tổ chức phát triển Nông nghiệp Đan Mạch (ADDA) triển khai từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2015 tại hai tỉnh là Nghệ An và Hòa Bình của Việt Nam với ngân sách hỗ trợ là 4.994.507 DKK.
Đối tác là Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình (HBFU) và Nghệ An (NAFU).
Các nhóm nông dân của dự án này đã tham gia chăn nuôi lợn, bò, gà, hươu, và trồng trọt (bí, cam, mía…).
Dự án bao gồm 220 nhóm nông dân (khoảng 5.500 người) được nâng cao năng lực làm sản xuất nông nghiệp, có thu nhập, cải thiện đời sống và từng bước thoát nghèo.
Mô hình trồng cam theo nhóm ở Cao Phong đã trở thành điển hình trong xây dựng nông thôn mới.
Related news
Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, đây được xác định là thách thức lớn, đồng thời là giải pháp trọng tâm nhằm củng cố những giá trị bền vững giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) phát triển trở thành một thương hiệu mạnh.
Trước tình hình khó khăn đầu ra của các loại hàng hóa nông sản, nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã chịu khó suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ hơn về thị trường để tổ chức sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, trồng cam xoàn là một thí dụ điển hình.
Khi vài cơn mưa đầu mùa xuất hiện, thị trường cây giống bắt đầu sôi động. Nhà vườn khẩn trương bày bán, đại lý tích cực gom hàng, thương lái náo nhiệt tìm mua cây giống. Đặc biệt, năm nay, tại Chợ Lách (Bến Tre) có thêm một số loại cây sản xuất dành riêng cho nhà vườn khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung như hồ tiêu, bơ, với giá bán khá cao.
Cây ổi lê Đài Loan được thực hiện trồng thí điểm tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương theo dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng hiệu quả sản xuất cây ổi lê Đài Loan tại huyện Bến Cát trước đây (mô hình triển khai nay thuộc huyện Bàu Bàng) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH&CN) thuộc Sở KH&CN thực hiện.
Sáng ngày (15/5), tại TP.Hồ Chí Minh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối thương mại với tỉnh Hải Dương nhằm tìm giải pháp để tiêu thụ vải thiều của tỉnh này đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch rộ.