Những Động Thái Trước Dự Báo Xuất Khẩu Cao Su 2012 Giảm 1,1 Tỷ USD

Dựa vào thông tin thị trường cao su thế giới, các chuyên gia dự đoán sản lượng cao su xuất khẩu năm 2012 có thể đạt 880 ngàn tấn nhưng kim ngạch thu về chỉ 2,2 tỷ USD, tức là tăng 8% về lượng nhưng giảm 35% về giá trị so với năm 2011.
Lý giải cho điều này, bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết là do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới: “Qua năm 2012 thì tình hình chung nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng sẽ có nhiều khó khăn. Do khủng hoảng nợ châu Âu kéo dài và tốc độ tăng trưởng kinh tế của những nước lớn như Trung Quốc, Nhật và Mỹ đều ở tốc độ chậm. Do đó, ngành cao su chắc cũng khó có thể là khác hơn. Chúng tôi dự đoán là nhu cầu tiêu thụ sẽ chậm lại, giá cũng không tăng quá cao.”
Trước những khó khăn này, Hiệp hội Cao su Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần tính toán kỹ về sản lượng xuất khẩu, tránh làm giá tiếp tục giảm sâu do mất cân đối cung – cầu.
Mặt khác, Việt Nam sẽ hợp tác với 3 quốc gia Thái Lan, Malaysia, Indonesia, hiện đang chiếm 75% sản lượng cao su thiên nhiên toàn thế giới, để ổn định mặt bằng giá chung. Đồng thời, Hiệp hội Cao su cũng đề xuất với Chính phủ tạm thời hoãn áp dụng thuế đối với các mặt hàng cao su xuất khẩu.
“Thời điểm áp thuế đang rơi vào điểm giá cao su đang xuống thấp thì một mặt chắc là việc thu của Nhà nước chắc cũng không cao như kế hoạch. Cái thứ hai là ngành cao su trong thời kỳ giá thấp có thể nâng được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.”- Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam nói.
Trong năm 2011 đã xảy ra tình trạng mất hàng container và trộn tạp chất vào mủ cao su. Điều này đã tác động xấu đến ngành cao su Việt Nam. Do đó, trong năm 2012, Hiệp Hội Cao su đẩy mạnh các biện pháp phòng trừ để bảo vệ uy tín của cao su Việt Nam trên thế giới.
Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết thêm: “Chúng tôi đã hợp tác và thông tin với các cơ quan chức năng quản lý cảng, đặc biệt là Tân Cảng. Lãnh đạo Tân Cảng hợp tác bằng cách là kiểm tra cả đầu vào cảng và đầu xuất trước khi lên tàu. Và đồng thời công bố danh sách những người, những thương lái mà mua bán cao su không có chất lượng cho tất cả các daonh nghiệp khác để họ phòng ngừa và không giao dịch.”
Tuy được dự báo sẽ có nhiều khó khăn nhưng nếu các giải pháp trên được thực thi đồng bộ, năm 2012 vẫn là một năm lạc quan đối với ngành chế biến và xuất khẩu cao su Việt Nam.
Related news

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

Vừa qua, tại buổi tọa đàm “Những vấn đề đặt ra đối với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững của nước ta trong tình hình mới” (do UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tại TP. Cao Lãnh), thông qua những tham luận, trao đổi, các chuyên gia nhận định các địa phương cần chuẩn bị hành trang vững chắc cho việc vươn mình ra “biển lớn” - hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tiến tới tái cơ cấu kinh tế.

Hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh đang tích cực tái đàn gia súc, gia cầm (GSGC) nhằm cung ứng cho thị trường cuối năm. Ðiều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá sản phẩm GSGC đang hồi phục.

Thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển và lan nhanh trên vật nuôi. Vì thế, ngành chức năng của huyện Vân Canh đã triển khai nhiều biện pháp giúp nông dân chủ động đối phó với dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) có thể xảy ra trên địa bàn.

Sau 3 năm thực hiện trồng chè sạch theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), Công ty TNHH một thành viên Chè Bàu Cạn đã từng bước nâng tầm thương hiệu sản phẩm chè, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.