Những điểm chú ý khi xây dựng chuồng trại

Theo nghiên cứu của Đan Mạch, nếu trại nằm cách trại nhiễm Mycoplasma dưới 230m và đồng thời cách một trại lớn nhiễm bệnh dưới 2,25km thì khả năng trại đó nhiễm Mycoplasma là 1/6.
Việc diệt trừ tận gốc mầm bệnh Mycoplasma trong trại rất khó khăn do chúng có thể lây truyền trong không khí tới 4km. Đặc biệt khi trời lạnh, gió mạnh và độ ẩm cao khả năng lây truyền của chúng còn mạnh hơn. Ngoài ra, một số bệnh khác (như Aujeszky, PRRS…) có thể lây truyền trong không khí ở một khoảng cách ngắn.
Tiến sĩ Jose Barcelo người Tây Ban Nha : “ Nếu trại được xây dựng ở các khu vực có mật độ đường xá đông đúc thì nên chuẩn bị đối phó với các dịch bệnh xâm nhập”. Cũng theo Tiến sĩ Jose: “ Số trại heo trong vòng bán kính 5km ( hoặc số trại/km 2 ) ảnh hưởng rất lớn tới an toàn dịch bệnh trong trại. Nếu so sánh với khu vực có mật độ thấp thì khu vực mật độ trại cao rất nguy hiểm trong công tác phòng dịch”.
1. Xây dựng trại cách trại khác khoảng 3 km
Khi xây dựng trại mới nên chú ý tới các trại xung quanh trong bán kính 5km. Không được gần những trại thịt thường xuyên nhập và xuất heo.
Trường hợp nếu ở vị trí trong vòng 3km không cho phép xây trại heo khác thì rất tốt. Ngoài ra, quy mô và khoảng cách tới các trại lân cận cũng rất quan trọng. Theo định nghĩa của Đan Mạch thì trại nuôi quy mô lớn là trên 500 con.
Theo Tiến sĩ Jose: “Trại trên 500 con có khoảng cách dưới 1km nguy hiểm hơn trại 5000 con có khoảng cách 2km”.
2. Lưu ý tới các vị trí gần đường giao thông và nhà máy:
Dĩ nhiên, không chỉ các trại heo xung quanh là yếu tố gây ảnh hưởng tới vấn đề an toàn dịch bệnh. Cần cách trung tâm xử lý rác thải, nước ngầm trên 1km , c ách các nhà máy hóa chất, bãi rác trên 2km , c ách xa lò giết mổ trên 5km. Trại không được nằm gần đường dẫn tới các lò giết mổ , c ách xa đường lớn trên 400m.
Các trại SEW nên cách xa các trại nhiễm bệnh hô hấp từ 2~3km. Đặc biệt, không nằm ở vị trí có gió thổi vào.
3. Trại cai sữa cần cách khu cách ly trên 300m
Trại nằm cách xa các trại khác càng xa càng tốt. Những trại áp dụng phương pháp SEW có thể không cần duy trì âm tính hoàn toàn với tất cả các dịch bệnh. Bởi vì chỉ cần phòng chống các loại bệnh có thể mắc từ khi heo mới sinh tới 3~4 tháng sau.
Theo Tiến sĩ Clack ở trại SEW thì chuồng trại cai sữa nên cách các khu cách ly khoảng 300m. Và khu vực trại sinh sản cũng các h các khu cách ly khoảng 300m.
T rại cần xây trại cách ly cho heo giống mới nhập để phòng chống dịch bệnh lây nhiễm. Ngoài ra, khu vực xuất bán là khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao nên cần được vệ sinh sát trùng đầy đủ. Không để cho nước xịt rửa sát trùng trôi ngược trở lại chuồng trại.
® Kiến Khức Chăn Nuôi giữ bản quyền nội dung trên website này
Có thể bạn quan tâm

Vây lưới B40 thành các ô nuôi có chân móng kiên cố, xây tường bao cách mặt đất khoảng 50cm để heo rừng không đào hang. Mỗi ô chuồng có diện tích 50m2 chứa khoảng 5 con cái trưởng thành, còn các con đực nhốt riêng, mỗi con nhốt 1 ô có diện tích 10m2. Trong mỗi khu nuôi heo rừng cần có nhà có mái che nhỏ để heo trú ngụ, mái lợp bằng lá hoặc tôn, cao trên 2,5m, nền làm bằng đất tự nhiên. Có thể làm chuồng dưới tán cây lâu năm để tận dụng diện tích canh tác.

Anh Phan Thanh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Chánh cho biết: Mùa lũ năm 2007, toàn xã có 46 hộ nuôi lươn trong bồn đất lót tấm bạt ni- lông (so với năm trước tăng gấp đôi), diện tích 630 m2, thả nuôi 2.175 kg lươn giống. Đây là mô hình vừa dễ làm, nhẹ vốn đầu tư, nhưng hiệu quả kinh tế cao. Nông dân tận dụng nguồn thức ăn ốc bươu vàng hoặc cá. Âëp Bình Phước và Bình Thạnh có lung sen, lung ấu. Lũ về, cá thường tập trung ở các lung trũng trên nên tạo thành nguồn tài nguyên dồi dào trong việc săn bắt cá mồi. Hai bên bờ kênh 7 nhỏ bà con tập trung nuôi lươn, nuôi cá trong vèo và đăng quầng trên chân ruộng. Những hộ dân có khả năng còn đào ao, đào hầm thả cá.

Heo con mới sinh, bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, thể hiện qua sự phân tiết không đủ lượng Acid chlohydric và các men tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Khả năng tiết Acid chlohydric rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa men pepsinogen thành pepsin (men tiêu hóa chất đạm), lượng Acid chlohydric tự do quá ít, không đủ để làm tăng độ toan của dạ dày, do vậy vi khuẩn bất lợi theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày, vào ruột non, phát triển gây nên tiêu chảy.

Hiện nay tình trạng heo nái ít con ,số lứa trên năm không đạt 2.2 -2.4 lứa / năm ,ti lệ sống đến lẻ bầy không cao , đó là tình trạng chung của các hộ chăn nuôi hiện nay.

Địa điểm làm chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông –Tây để tránh bức xạ mặt trời.