Kỹ Thuật Nuôi Heo Rừng Thái
Làm chuồng
Vây lưới B40 thành các ô nuôi có chân móng kiên cố, xây tường bao cách mặt đất khoảng 50cm để heo rừng không đào hang. Mỗi ô chuồng có diện tích 50m2 chứa khoảng 5 con cái trưởng thành, còn các con đực nhốt riêng, mỗi con nhốt 1 ô có diện tích 10m2. Trong mỗi khu nuôi heo rừng cần có nhà có mái che nhỏ để heo trú ngụ, mái lợp bằng lá hoặc tôn, cao trên 2,5m, nền làm bằng đất tự nhiên. Có thể làm chuồng dưới tán cây lâu năm để tận dụng diện tích canh tác.
Phối giống sinh sản
Do đặc tính hoang dã nên việc phối giống heo rừng khá đơn giản. Khi thấy heo cái có dấu hiệu động dục, hãy lùa chúng vào chuồng heo đực hay cho thả heo đực vào chỗ heo cái, chúng có thể phối giống bất cứ lúc nào.
Nếu thấy heo cái không động dục trở lại là phối thành công, heo cái đã đậu thai. Chúng mang thai khoảng 115 ngày (3 tháng 3 tuần, 3 ngày) thì đẻ. Mỗi lứa đẻ từ 4- 7 con, cá biệt có lứa đẻ đến 10 con. Heo mẹ tự chăm sóc heo con. Sau 2 tháng, heo con đã cứng cáp và có thể tách bầy làm giống.
Với cách nuôi thông thường, chỉ sau 6 tháng nuôi, heo thịt có thể đạt trọng lượng trên 25kg và xuất bán được.
Thức ăn
Heo rừng rất dễ nuôi, khoảng 50% khẩu phần thức ăn là cỏ hỗn hợp có thể sản xuất tại trang trại, 50% là hỗn hợp cám gạo, ngũ cốc, trái cây, rau, củ... Mỗi ngày một con heo trưởng thành ăn hết khoảng 2kg cỏ và 0,2kg cám gạo. Ngày cho heo ăn 2 lần thật đúng giờ.
Khi cho heo ăn cho cỏ trực tiếp dưới đất, cám pha với nước cho vào các chậu để sẵn ở trong chuồng.
Phòng bệnh
Heo rừng Thái rất dễ thích nghi với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, do đặc tính hoang dã nên ít bị bệnh, không sợ ruồi, muỗi, côn trùng tấn công. Bệnh thường gặp ở heo rừng là hay bị tiêu chảy. Nếu thấy chúng mắc bệnh này, hãy tăng tỉ lệ cỏ trong khẩu phần thức ăn của heo, đồng thời bổ sung thuốc trị tiêu chảy vào thành phần cám gạo. Nếu chúng bị nặng, cũng phải dùng thuốc phòng trị như lợn nhà.
Có thể bạn quan tâm
Người có nguy cơ dễ nhiễm bệnh từ lợn gồm: người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn ốm chết.
Khi lợn nái mang thai ở giai đoạn cuối người chăn nuôi nên chú ý để có biện pháp xử lý kịp thời khi lợn trong tình trạng khó đẻ như vậy sẽ tránh được những thiệt hai đáng kể về kinh tế. Dưới đây là một số biện pháp can thiệp thông thường khi lợn nái đẻ khó và lợn con bị ngạt.
Thời gian mang thai của lợn biến động từ 102-128 ngày. Vượt quá giới hạn trên được gọi là lợn chửa đẻ quá ngày và tất cả những trường hợp có chửa vượt quá giới hạn đó đều cần phải can thiệp.
Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh và rất mạnh, rộng cho nhiều loài gia súc, loài nhai lại, lợn và người.
Mầm bệnh có nhiều trong phân, ruột non. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống. Khi lợn mắc bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Kém bú, nôn ra sữa (lợn tiêu chảy nặng). Lợn gầy, thích nằm trồng lên nhau, đặc biệt thích nằm trên bụng mẹ