Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái Và Con

Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái Và Con
Ngày đăng: 23/12/2012

Untitled Document<p><strong>I. Chuồng Trại</strong></p><p>1. Địa điểm làm chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông –Tây để tránh bức xạ mặt trời.</p><p>2. Nền chuồng làm bằng xi măng có độ dốc 2%, không tô láng nhằm tránh hiện tượng heo bị trượt. Diện tích chuồng heo nái khoảng 5-6m2 /con, có ô úm cho heo con từ 0.8 – 1 m2 / ô. Có máng ăn, núm uống tự động riêng biệt đúng kích cỡ. Ngoài chuồng có rãnh thoát phân và hố phân cách xa chuồng.</p><p>3. Nếu có điều kiện nuôi heo nái bằng lồng sắt, dùng núm tự động (nên tham khảo chuồng trại chăn nuôi tiên tiến).</p><strong>II. Chọn Heo Giống</strong><p>1. Nên chọn heo giống Yorkshrie hoặc lai giữa Yorkshrie với heo Landrace. Không nên chọn heo 3-4 máu để làm nái hậu bị.</p><p>2. Chọn giống ở các giai đoạn khác nhau , đặc biệt chọn theo giai đoạn 7-8 tháng tuổi, đạt trọng lượng 900-100 kg để phối giống.</p><p>3. Chọn những con dài thân, mông vai nở, háng rộng bốn cẳng thẳng, chắc chắn có bộ móng tốt, âm hộ (hoa) phát triển tốt, núm vú nổi rõ, hai hàng vú thẳng và phân bố đều, khoảng cách hai hàng vú gần đều nhau là tốt. Heo nái ít nhất 12 vú trở lên. Chú ý nên chọn những con có tính tình hiền lành </p><p>4. Có thể mua heo giống các trại chăn nuôi, hoặc những con heo từ những con nái tốt của hàng xóm .</p><p>5. Đối với heo thịt nên chọn heo nuôi 3 máu để phát huy ưu thế lai (heo mau lớn, khả năng chống bệnh cao tỷ lệ nạc nhiều…) .</p><p><strong>III. Heo Lên Giống Và Phối Giống</strong></p><p>1. Phối giống cho heo vào thời gian 7-8 tháng tuổi, đạt trọng lượng 90 -120 kg.</p><p>2. Heo lên giống ăn ít hoặc bỏ ăn, cắn phá chuồng kêu réo liên tục nhảy lên lưng con heo khác, âm hộ sưng đỏ, có thể chảy nước nhầy ra.</p><p>3. Thời gian lên giống từ 3-5 ngày, phối giống cuối ngày thứ hai sang nhày thứ ba là tốt. Phối vào lúc heo chịu đực. Biểu hiện chịu đực: heo dứng im cho con khác nhảy lên lưng nó; hoặc người dùng hai tây nhấn mạnh lên lưng con heo vẫn đứng yên, dịch nhờn âm hộ keo đặt lại.</p><p>4. Có thể phối gióng bằng cách heo dực nhảy trực tiếp hoặc bơm tinh nhân tạo, nên phối kép (phối hai lần),phối lần thứ hai cách lần thứ nhất từ 6-8 giờ.</p><p>5. Không nên dùng heo đực có trọng luọng quá lớn nhảy với heo nái mới phối lần đầu. Chuồng heo phối phải sạch sẽ, nên rải rơm hoặc cỏ khô xuống dưới nền chuồng là tốt nhất.</p><p><strong>IV. Chăm Sắc Nuôi Dưỡng Heo Nái Mang Thai </strong></p><p>1. Sau thời gian phối 18-20 ngày, nếu heo không đòi đực lại coi như heo đã có chửa. Thời gian heo có chửa 114 ngày (3 tháng +3 tuần +3 ngày ) ± 3ngày.</p><p>2. Giai đoạn 1-90 ngày tùy tầm vóc của heo nái mập, gầy mà cho ăn lượng thực phẩm thích hợp lý 2 – 2.5 kg/con/ngày.Từ 91 ngày trở đi heo ăn tăng lên 2.5 -3 kg/con/ngày. Trước khi sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống từ 3kg – 2 kg -1kg/ngày. Ngày heo đẻ không cho ăn để tránh sốt sữa.</p><p> 3.Trong thởi gian chửa 2 tháng đầu không nên di chuyển nhiều , tránh heo sợ sệt sẽ bị tiêu thai. Trong thời gian chửa nên cho heo ăn thêm rau xanh, cỏ xanh.</p><p>4. Cung cấp nước sạch cho heo uống theo nhu cầu .</p><p><strong>V. Chăm Sóc Heo Nái Đẻ Và Heo Con Theo Mẹ</strong></p><p>1. Trước ngày heo đẻ 2-3 ngày, vệ sinh chuồng trại ,tắm chải heo mẹ sạch sẽ, diệt ký sinh trùng ngoài da .</p><p>2. Heo nái đẻ biểu hiện : ỉa đái vặt, bầu vú căng mọng , bóp đầu vú sữa vọt ra, khi thấy nước ối và phân xu, heo nái rặn từng cơn là heo con sắp ra.</p><p>3. Heo con đẻ ra, dùng giẻ lau sạch nhớt, ở miệng, mũi, lau khô, cắt rốn, bấm răng bỏ vào ô úm (sát trùng cốn rốn và dụng cụ bằng bông y tế nhúng cồn iốt). Sau cho đó cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để có sức đề kháng chống lại những nhiễm khuẩn phổ biến giữ ấm cho heo con từ 31-33o C trong mấy ngày đầu bằng bóng đèn điện hoặc rỏm, bao bố.</p><p>4. Binh thường heo đẻ 5 -10 phút/con. Nếu ra nước ối và phân xu 1-2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia một giờ thì phải mời thú y can thiệp.</p><p>5. Trường hợp con mẹ khỏe, bình thường không nằm đẻ con thì nên cho heo con bú tự do là tốt nhất. Nếu nhốt vào ô núm thì khoảng cách tối thiểu 1 giờ 1 lần. Nên sắp xếp heo con có khối lượng nhỏ cho bú vú từ phía trước để dàn heo con phát triển đều .</p><p>6. Heo con đẻ ra trong 1-3 ngày đầu phải chích sắt, liều 200mg/con (1-2cc/con). Nếu heo mẹ thiếu sữa thì có thể cho heo con ăn dặm thêm các chế phẩm dinh dưỡng dành cho heo con sơ sinh. Từ 7-10 ngày tập cho heo con ăn bằng loại thức ăn dễ tiêu . Thiến heo đực vào khoảng 3-7 ngày tuổi.</p><p>7. Nên tập heo con ăn sớm để có thể cai sữa. Tùy điều kiện thức ăn cà tình trạng đàn heo cai sữa vào khoảng từ 28-35 ngày tuổi .</p><p>8. Heo nẹ đẻ xong theo dõi số lượng nhau ra. Thụt rữa tử cung bằng nước tím 0.1%. Ngày thụt 2 lần, mỗi lần 2-4 lít nếu sốt cao phải chích kháng sinh, hoặc mời thú y can thiệp .</p><p>9. Heo nái đẻ xong nên cho ăn tăng dần, từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi cho ăn thỏa mãn nhu cầu .</p><p>10. Thời kỳ heo nái nuôi con, thức ăn phải tốt, máng sạch sẽ, không để thức ăn mốc, thừa, máng uống nước phải luôn đầy nước vì heo tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, không nên thây đổi thức ăn heo nái.</p><p><strong>VI.Cai Sữa Heo </strong></p><p> 1. Gần ngày cai sữa nên giảm lần bú của heo con và tăng lượng thức ăn để chẩn bị cho giai doạn sống tự lập. Đồng thời giảm thức ăn của heo mẹ đẻ giảm tiết sữa . </p><p>2. Ngày cai sữa cho heo mẹ nhin ăn, sau đó cho ăn tăng lên để sớm động dục lại. Sau cai sữa 4-7 ngày heo nái động dục là tốt. Heo con giảm ½ khẩu phần sau đó tăng từ từ theo đủ nhu cầu .</p><p>3. Heo con sau cai sữa cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nên nuôi heo trên lồng sắt sau đó cai sữa là tốt nhất </p><p><strong>VII. Sử Dụng Thức Ăn Cho Heo Mẹ Và Heo Con</strong></p><p>1. Heo nái nuôi con :Nên sử dụng thức ăn hỗn hợp của các xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín, mới sản xuất.</p><p>2. Heo con từ tập ăn đến 20kg: Nên sử dụng thức ăn hỗn hợp của các xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín, mới sản xuất.</p><p>3. Khi dùng thức ăn đậm đặt trộn với nguyên liệu địa phương thì phải trộn theo tỷ lệ nhà sản xuất. Yêu cầu dùng nguyên liệu thật tốt, không bị ẩm mốc, sâu mọt.</p><p><strong>VIII. Vệ Sinh Phòng Bệnh </strong></p><p><strong>1. Vệ sinh chuồng trại</strong></p><p> - Ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các súc vật khác :chó, mèo…</p><p> - Rửa và phun thuốc sát trùng chuồng trại dịch ít nhất 3-7 ngày trước khi thả heo vào chuồng.</p><p> - Hằng ngày quét phân trong chuồng giữa cho chuồng luôn luôn kho ráo, sạch sẽ. </p><p>- Xử lý xác chết gia súc nghiêm ngặt chôn sâu hoặc đốt …</p><p> - Nên có kế hoạch rủa chuồng, phun thuốc sát trùng và diệt ruồi, muỗi mỗi tháng mỗi lần. </p><p><strong>2. Vệ sinh thức ăn và nước uống</strong></p><p> - Thường xuyên kiểm tra thức ăn khi cho heo ăn, thức ăn phải bảo đảm chất lượng, không bị thiu, thối mốc…</p><p> - Nếu sử dụng thức ăn tương tự trộn định kỳ phải trộn kháng sinh vào thức ăn để ngừa bệnh cho heo.</p><p> - Nước phải uống đủ ,sạch không nhiễm khuẩn. </p><p> <strong>IX.Tiêm Phòng Cho Heo</strong></p><p><strong>1. Heo nái</strong></p><p> - Trước khi phối giống chích ngừa đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn .</p><p> - Định kỳ chích ngừa cho heo nái các bệnh dại ,parvovirus,viêm phổi theo hướng dẫn nhà sản xuất.</p><p><strong>2. Heo con</strong></p><p> - Chích ngừa đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, dịch tả, sau 2-3 tuần chích lại lần 2. </p><p>- Bắt buộc chích ngừa bệnh Lở mồm long móng và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh lỡ mồm long móng theo sự hướng dẫn thú y địa phương.</p>

Có thể bạn quan tâm

Các bệnh tiêu chảy do dinh dưỡng Các bệnh tiêu chảy do dinh dưỡng

1. Thiếu sắt: Dạng này chỉ xảy ra cho heo con đang bú mẹ, nếu chích sắt 2 lần lúc 3 và 10 ngày tuổi hoặc loại sắt 200mg - 300mg thì chỉ cần chích 1 lần vào lúc 3 ngày tuổi thì heo sẽ ít bị.

14/12/2015
Bệnh hồng lỵ ở heo Bệnh hồng lỵ ở heo

Bệnh hồng lỵ ở heo là một bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae gây ra trên heo cai sữa, biểu hiện tiêu chảy mãn tính, phân có nhiều chất nhầy lẫn máu, heo còi cọc và giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng kế phát khác, gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi.

14/12/2015
Cách chọn giống và ghép đôi giao phối Cách chọn giống và ghép đôi giao phối

Muốn nuôi heo có nạc nhiều, trước hết ta phải chọn giống heo có tỷ lệ nạc nhiều như: Giống Yorkshire; Duroc; Landrace; hoặc con lai của các giống này với nhau như công thức lai sẽ trình bày ở phần sau. Ngoài ra vấn đề thức ăn cũng không kém phần quan trọng.

14/12/2015
Phương pháp chữa lợn ngộ độc sắn, khoai tây Phương pháp chữa lợn ngộ độc sắn, khoai tây

1. Ngộ độc khoai tây: Ngộ độc xảy ra do chất glicoalcaloid (có tên solanin) chứa ở trong củ khoai tây. Chất này tăng lên khi củ khoai tây đang nảy mầm hoặc củ có màu xanh, và có rất nhiều ở mầm khoai tây non, bị thối do nấm. Chất này có độc lực cao cả khi đun nấu chín.

14/12/2015
Biện pháp kỹ thuật để heo nái sinh sản nhiều con trên lứa, tỉ lệ sống cao Biện pháp kỹ thuật để heo nái sinh sản nhiều con trên lứa, tỉ lệ sống cao

Hiện nay tình trạng heo nái sinh ít con, số lứa trên năm không đạt 2,2-2,4 lứa/ năm, tỉ lệ sống đến lẻ bầy không cao đó là tình hình chung của các hộ chăn nuôi heo nái hiện nay. Để giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn trên, bản thân đã thực hiện đề tài ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để heo nái sinh sản nhiều con trên lứa, tỉ lệ sống cao, giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi heo nái, đồng thời chăn nuôi theo hướng an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.

14/12/2015