Những bệnh do vi khuẩn hay gặp ở cá cảnh
Xin giới thiệu một số bệnh do vi khuẩn hay gặp ở cá cảnh, đồng thời chỉ ra hướng điều trị cho từng bệnh...
Bệnh thối vây
- Dấu hiệu của bệnh: Sự thối vây thường được bắt đầu từ những vệt đỏ trên vây, sau đó vi khuẩn sẽ lan nhanh làm cho các màng và các cạnh của vây bị mòn hoặc thối. Sự nhiễm khuẩn này có thể dẫn tới vây bị thối hoàn toàn và có thể lây lan đến khắp cơ thể và là nguyên nhân làm cho cá chết.
- Nguyên nhân: Bệnh có thể do nhiều loại vi khuẩn gây nên như Aeromonas, Pseudomonas và Flexibacter.
- Sự lây truyền: Vi khuẩn có trong nước nhưng không thể gây bệnh cho cá khoẻ mạnh. Tuy nhiên khi cá bị thương ở vây, cá bị căng thẳng, chất lượng nước bể kém là nguyên nhân chính sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội tấn công và làm tăng nguy cơ lây nhiễm bênh.
- Điều trị: Cá bị nhiễm bệnh có thể tắm bằng dung dịch muối (phải chắc chắn loài cá bạn nuôi có thể chịu đựng được cách này) hoặc có thể điều trị những nơi bị nhiễm khuẩn bằng Gentian Violet. Xử lý vệ sinh bể nuôi bằng thuốc kháng sinh cũng nên được sử dụng. Kiểm tra những vấn đề về nước, di chuyển những con cá bị bệnh để điều trị triệt để cũng là cách phòng ngừa bệnh quay trở lại.
Bệnh thối, loét miệng
- Dấu hiệu của bệnh: Bệnh có 2 dạng là dạng cấp tính và mãn tính.
+ Dạng cấp tính: Cá chết đột ngột, không rõ nguyên nhân.
+ Dạng mãn tính: Bệnh thường bắt đầu với những màu trắng nhỏ đến những vệt màu xám trên đầu, vây hoặc mang. Môi cá cũng có thể bị nhiễm bệnh và bệnh có thể tiến sâu vào bên trong miệng. Các tổn thương phát triển có màu trắng, có lông tơ trông giống như nấm. Các tổn thương do vi khuẩn gây ra thường có màu xám hơn do nấm gây ra. Sự nhiễm trùng có thể tiếp tục phát triển và làm cho cá chết.
- Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Flexibacter columnaris gây ra.
- Sự lây truyền: Vi khuẩn có mặt trong nước của bể cá, trên da của cá khoẻ mạnh, cá chết và trong những vật chất hữu cơ có trong bể cá.
- Các nhân tố dẫn đến bệnh: Cá dễ bị nhiễm bệnh bởi các vết thương hoặc những bệnh về miệng. Độ pH trong bể không thích hợp, mức Nitrat cao, nồng độ oxy thấp, thậm chí là cá thiếu vitamin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
- Điều trị bệnh: Tắm cho cá bằng dung dịch có chứa phenoxyethanol. Trong nhiều trường hợp thì việc điều trị bằng kháng sinh như oxytetracycline là điều cần thiết để chữa bệnh cho cá.
Bệnh lở loét ở da
- Dấu hiệu của bệnh: Lở loét lúc ban đầu thường được thấy như những vết trầy da, chảy máu trên da. Những vết loét đó thường có cạnh đỏ hoặc có thể kết hợp với những triệu chứng khác sự nhiễm trùng cơ thể hoặc bị bệnh.
- Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas, Mycobacterium và Vibrio gây ra.
- Sự lây truyền: Vi khuẩn có trong nước sẽ xâm nhập cá qua những vết thương hoặc vết thương trên da ngay cả trên những con cá khoẻ mạnh.
- Các nhân tố dẫn đến bệnh: Da cá bị trầy xước trước đó có thể do cá cắn nhau, điều kiện chất lượng nước kém, cá bị căng thẳng có thể dẫn đến cá dễ bị mắc bệnh và các vết lở loét phát triển nhanh.
- Điều trị bệnh: Tắm cho cá bằng kháng sinh đi đôi với việc tắm phòng ngừa nấm. Sử dụng phenoxyethanol là cách thường dùng nhất và hiệu quả. Bên cạnh đó việc cải thiện chất lượng nước, giảm căng thẳng cho cá và giảm những nguy cơ làm cá bị tổn thương là những cách tốt nhất bảo vệ cá của bạn khỏi những bệnh do vi khuẩn có hại gây nên.
Có thể bạn quan tâm
Thành công trong phong trào nuôi tôm biển qua từng giai đoạn. Hiện ông là nông dân dẫn đầu trong ngành nuôi tôm biển về lợi nhuận sau thu hoạch
Sau đây là một số phương pháp trị bệnh cho thủy sản nuôi bằng thuốc và hoá chất.
Sử dụng Halamid trong quá trình tiêm vắc xin có hiệu quả kiểm soát nguy cơ vi khuẩn dương tính mặc dù người và thiết bị di chuyển từ điểm tới điểm.