Nhu Cầu Tôm Sú Cỡ Lớn Ở Mỹ Vẫn Cao

Dù người Mỹ quay lưng lại với tôm sú vì giá cao và nguồn cung khan hiếm, thì loài tôm này vẫn phổ biến ở thị trường Mỹ. Nhu cầu đối với tôm cỡ lớn hiện đang vượt xa nguồn cung, một nhà NK tôm từ Ấn Độ cho biết. Mặc dù sản lượng tôm sú đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng năm nay tôm sú được quan tâm hơn do thiếu tôm chân trắng cỡ lớn.
Năm nay Thái Lan tập trung sản xuất tôm chân trắng cỡ nhỏ vì vậy dự kiến sản lượng tôm của nước này là 200.000 tấn.
Nhu cầu vẫn cao đối với tôm cỡ lớn 6 - 8 con/pao và 8 - 12 con/pao, vì nông dân không định nuôi tôm chân trắng đến khi đạt cỡ lớn, các nhà NK tôm từ Ấn Độ cho biết.
Giá bán buôn tôm các cỡ đã ở mức kỷ lục trong một năm nay. Giá tôm cỡ 8 - 12 là 12,60 - 12,85 USD/kg hồi tháng 8, nhưng sang tháng 9 đã lên đến mức 12,33 USD như ngày 01/9/2013, và giá tương đối ổn định kể từ đó, một nguồn tin từ Mỹ cho biết .
"Tuy nhu cầu thấp, nhưng nguồn cung cấp vẫn không đáp ứng" các nhà NK tôm Ấn Độ cho biết, tôm cỡ 13 - 15 con/pao bây giờ chủ yếu là tôm sú, vì nguồn cung tôm chân trắng cỡ này quá thấp.
Marc Nussbaum, Chủ tịch của công ty NK tôm International Marketing Specialists (IMS), cũng nhận định đang có nhu cầu mạnh mẽ đối với tôm sú cỡ lớn, nhưng ông không tin rằng nhu cầu sẽ kéo dài. Nếu có tôm chân trắng cỡ lớn thì giá tôm sú sẽ giảm hoặc người mua sẽ chuyển sang tôm chân trắng. Hiện nay các nhà phân phối ở Mỹ không có dữ trữ tôm sú mà chuyển sang dự trữ tôm chân trắng từ mấy tháng nay.
Giá tôm sú trung bình hiện nay liên tục cao hơn so với tôm chân trắng một cách đáng kể. Theo nguồn tin Urner Barry cho thấy, chênh lệch giữa giá bán buôn tôm chân trắng và tôm sú tại Mỹ là hơn 1 USD cho cỡ 16 - 20 tôm vỏ bỏ đầu (HLSO).
Harry Mahleres, Giám đốc thu mua của Công ty Seattle Fish, cho rằng thị trường không ổn định một phần nguyên nhân do người mua quay lưng với tôm sú.
Ngành tôm sú thu hẹp chứ không biến mất
Người nuôi tôm ở các nước sản xuất chính như Ấn Độ và Việt Nam đã chuyển từ tôm sú sang tôm chân trắng để tránh dịch bệnh. Thống kê từ Cargill cho thấy, sản xuất tôm sú toàn cầu đã giảm từ mức cao nhất 750.000 tấn - đạt được trong năm 2009, 2011 và 2012 – xuống chỉ còn hơn 500.000 tấn năm ngoái.
Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Rajiv Gandhi (RGCA), một chi nhánh của Cơ quan Xúc tiến thủy sản Ấn Độ (MPEDA) đã lập một trung tâm giống tôm sú ở Nam Andaman Ấn Độ, tại Kodiaghat; và trung tâm đang có kế hoạch sản xuất một loạt tôm sú miễn dịch để phân phối cho các trại giống trên cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nông dân ương cá tra giống ở ĐBSCL quyết định lấp ao do giá cá rớt mạnh, không còn vốn duy trì sản xuất, thì phong trào đào ao từ đất ruộng để nuôi cá lóc lại phát triển rầm rộ, dù đầu ra sản phẩm vẫn còn là câu hỏi lớn.

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Thành Nga nông dân sản xuất giỏi của địa phương.

Phước Chiến là xã đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc với trên 98% là đồng bào dân tộc Raglai. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đến ¾ là đồi dốc, dễ bị xói mòn nên canh tác rất khó khăn. Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, những đề án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế đã phát huy hiệu quả, đem lại sự đổi thay ấm no cho nhân dân Phước Chiến.

Hơn 10 năm trước, trong khi các hộ dân ở địa phương còn mang nặng tập quán sản xuất lạc hậu, thì anh đã nghĩ đến việc mở rộng đất đai phát triển sản xuất. Ý chí và quyết tâm của anh mang lại những thành công ngoài mong đợi. Điều này thể hiện ở chỗ, dù thời tiết khô hạn, nhưng chưa có vụ nào anh bỏ đất hoang.

Chúng tôi về phường Văn Hải (Phan Rang-Tháp Chàm) khi nơi đây vừa diễn ra Hội nghị tổng kết 2 năm hoạt động của Liên minh trồng táo Văn Hải do Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh tổ chức.