Nhu Cầu Tiêu Thụ Rau VietGAP Tăng Cao
Với nhận thức ngày càng cao cùng với yêu cầu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng rau VietGAP.
Bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Chủ nhiệm HTX Thỏ Việt (TP.HCM), cho biết hiện nay nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của người tiêu dùng ngày càng tăng tạo điều kiện cho nguồn cung phát triển. HTX Thỏ Việt hiện tại có 55ha sản xuất rau VietGAP, cung cấp ra thị trường hơn 13 tấn/ngày.
Trong vài tháng tới, HTX sẽ tăng diện tích lên 80ha với sản lượng 20 tấn/ngày, tăng 150%. Không chỉ tiêu thụ trong các siêu thị Co.op mart, Metro, Lotte, Big C... rau của HTX còn xuất khẩu sang Đức, Hà Lan, UAE.
Bà Lê Ngọc Đào - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, theo khảo sát của sở, hiện nay mỗi ngày hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn thành phố tiêu thụ bình quân 217 tấn rau, trong đó rau VietGAP là hơn 98 tấn. Trong năm 2014, dự báo tổng sản lượng tiêu thụ rau VietGAP ở TP.HCM sẽ tăng 39% so với nhu cầu hiện tại và đạt mức bình quân 137 tấn/ngày. Đến năm 2020, lượng rau VietGAP tiêu thụ mỗi ngày của thành phố có thể đạt tới 962 tấn.
Trong khi đó theo Sở NNPTNT TP.HCM, hiện toàn thành phố mới có hơn 144ha sản xuất rau VietGAP với sản lượng 41 tấn/ngày. Do đó, dễ nhận thấy rằng đầu ra cho các sản phẩm rau VietGAP ở TP.HCM là còn khá lớn.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng TP.HCM, ông Nguyễn Phước Trung - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, các HTX đã có kế hoạch trong 1 - 3 tháng tới tăng diện tích trồng rau VietGAP lên hơn 187ha, theo đó sản lượng sẽ tăng lên 48 tấn/ngày. Và sang năm 2014 diện tích sẽ tăng thêm 300ha nữa. Khi đó tổng cộng sẽ có 450ha sản xuất rau VietGAP với sản lượng 121 tấn/ngày.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số đơn vị cung ứng rau VietGAP trên địa bàn thành phố vẫn chưa có điều kiện và cơ hội đưa hàng hóa vào được các hệ thống phân phối do còn nhiều khó khăn vướng mắc liên quan đến phương thức, quy trình thu mua, tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm... Chính vì thế, một lượng không nhỏ rau VietGAP của các HTX đang phải bán ra các chợ truyền thống. Mà rau VietGAP ra chợ thì cũng hóa thành rau thường do người đi chợ chưa nhận diện được sản phẩm VietGAP.
“Nói gì thì nói, hiện rất nhiều người tiêu dùng ở thành phố vẫn đang chủ yếu mua rau bán ở các chợ. Chính vì thế nếu thành phố có chính sách hỗ trợ, tăng cường quảng bá, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho rau VietGAP tiêu thụ ở chợ hơn nữa thì đây sẽ là một kênh tiêu thụ quan trọng” - ông Võ Thành Dương - Phó Chủ nhiệm HTX Phước An kỳ vọn.
Có thể bạn quan tâm
Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, diện tích nhãn trồng ở miền Nam vào khoảng 34.000 ha, trong đó có nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhãn là loại cây có thể xử lý ra trái quanh năm, đáp ứng được số lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện diện tích này đang bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất và diện tích.
Được đưa vào huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trồng từ năm 2005, sau 10 năm "bén duyên", giờ đây táo Đài Loan trở thành cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đối với các hộ nông dân. Đây cũng là đặc sản của vùng đất Lục Ngạn được người tiêu dùng gần, xa ưa thích.
Cây giảo cổ lam là dược liệu quý, sẵn có trong tự nhiên, với rất nhiều công dụng như bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch… Qua phân tích điều kiện tự nhiên, năm 2014, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã thực hiện mô hình trồng thí điểm cây giảo cổ lam tại xã Phương Viên.
Tết, dịp để nhiều người, nhiều nghề kiếm thêm thu nhập. Trong những ngày tết, hoa và rau là hai loại không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhiều nông dân cũng tận dụng cơ hội này để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, thị trường tết năm nào cũng có điều khiến nông dân này mừng nhưng nông dân khác thì lại lo.