Nhu Cầu Tiêu Thụ Cá Ngừ Đông Lạnh Của Nhật Bản Tăng

Thời gian gần đây, tiêu thụ cá ngừ nguyên liệu tại Nhật Bản cải thiện đáng kể do nguồn cung từ cá ngừ vây xanh tươi tăng và giá giảm.
Năm 2013, lượng cá ngừ vây xanh, cá ngừ vằn tươi và cá ngừ mắt to đông lạnh cập cảng Nhật Bản tăng so với năm 2012. Trong khi, lượng cập cảng của các loài cá ngừ khác giảm. Nhưng nhìn chung càng về cuối năm ngoái, nguồn cung cá ngừ nói chung càng giảm.
Và dự báo để bù đắp lại sự sụt giảm từ nguồn cung cá ngừ khai thác, Nhật Bản sẽ phải tăng cường NK cá ngừ vây xanh nuôi từ các khu vực Đại Tây Dương và Thái Bình Dương lên khoảng 10% trong thời gian tới.
Từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1, nhu cầu tiêu thụ sashimi của Nhật Bản tăng và nguồn cung bị chi phối bởi nguồn cá ngừ vây xanh trong nước và NK. Tuy nhiên, do giá cá ngừ vây xanh chịu ảnh hưởng bởi giá cá ngừ mắt to tươi, ướp đá đang giảm 30%, nên cũng có xu hướng giảm.
Từ giữa tháng 1 tới nay, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tươi của Nhật Bản đang có xu hướng giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đông lạnh lại tăng. Nguyên nhân là do các siêu thị đang tăng cường bán các sản phẩm sashimi đóng gói các loại phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của các hộ gia đình.
Theo số liệu thống kê của Infofish, chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản cho các sản phẩm cá ngừ trong năm 2013 đã tăng lên do giá cá ngừ trung bình tăng, đặc biệt đối với các sản phẩm cá ngừ mắt to chất lượng cao. Tuy nhiên, NK cá ngừ tươi và đông lạnh (bao gồm cả thăn cá ngừ) của Nhật Bản trong năm 2013 vẫn giảm 9% so với năm 2012.
Nguyên nhân là do, sản lượng khai thác tại Ấn Độ Dương và khu vực Trung Tây Thái Bình Dương giảm khiến giá cá ngừ mắt to đông lạnh giao tại tàu tăng. Thêm vào đó, chi phí NK tăng, lượng cá tồn kho tăng và nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đại dương sashimi tại Nhật Bản giảm, nên NK cá ngừ của nước này bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, NK thăn cá ngừ vào Nhật Bản trong năm qua cũng giảm so với năm 2012. Nguyên nhân là do nguồn cung từ các nước XK chính sang nước này là Fiji, Indonesia và Pháp giảm. Và để bù đắp lại phần nào lượng sụt giảm này Nhật Bản cũng đã tăng cường NK thăn cá ngừ từ Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam. NK từ Ấn Độ, nhà cung cấp chính thăn cá ngừ vây vàng cho thị trường này cũng tăng. Và phần lớn thăn cá ngừ vây xanh NK vào thị trường này trong thời gian qua chủ yếu là từ Địa Trung Hải.
Do mùa đông là khoảng thời gian tiêu thụ chính các sản phẩm sashimi ở Nhật Bản nên nhu cầu tiêu thụ cá ngừ sashimi, đặc biệt là cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng dự báo sẽ ổn định trong những tháng tới.
Có thể bạn quan tâm

Anh Dũng, một nông dân ở thị trấn Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc) có hơn 1 ngàn trụ thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tâm sự: Trồng thanh long theo tiêu chuẩn này chi phí sản xuất giảm rất nhiều, vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân bón, thanh long ít bị bệnh và năng suất ổn định hơn...

Thu hoạch sau ông Tích để chờ giá lên, ông Phạm Văn Quắn ở xã Mỹ Long Nam cho biết vài ngày gần đây giá tôm tăng nhưng rất chậm và thấp hơn rất nhiều so với đầu vụ. Tại Trà Vinh, tôm loại 100 con giá 97.000 đồng một kg, loại 75 con giá 115.000 đồng và 50 con giá 124.000 đồng, giảm 30.000-60.000 đồng một kg so với cùng kỳ năm trước.

Số thuyền công suất nhỏ (dưới 30 CV) giảm 174 chiếc so cuối năm 2013. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được duy trì thường xuyên, từ đầu năm đến nay đã xử lý 544 vụ vi phạm, giảm 43,6% so cùng kỳ. Khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển được đẩy mạnh.

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) diễn ra tại Việt Nam mới đây, các chuyên gia ước tính sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm nay sẽ đạt 336.000 tấn, và sẽ tăng 38% trong năm tới. Các nước không thuộc IPC sẽ sản xuất khoảng 30.000 tấn trong năm tới.

Bà Nguyễn Thanh Hà, phó giám đốc chợ đầu mối Thủ Đức, cho hay còn mở thêm khu vực đậu xe cho các thương lái, nhà vườn vận chuyển hàng từ các tỉnh phía Bắc đến chợ trực tiếp kinh doanh. Tuy nhiên, người kinh doanh ở chợ này cũng tiếc rẻ: “Nếu các tỉnh làm sớm hơn thì sẽ rất thuận lợi vì thời gian tiêu thụ kéo dài, đến thời điểm này nhiều đầu mối kinh doanh đã ký kết hợp đồng hết rồi”.