Nhu Cầu Tiêu Thụ Cá Ngừ Đông Lạnh Của Nhật Bản Tăng
Thời gian gần đây, tiêu thụ cá ngừ nguyên liệu tại Nhật Bản cải thiện đáng kể do nguồn cung từ cá ngừ vây xanh tươi tăng và giá giảm.
Năm 2013, lượng cá ngừ vây xanh, cá ngừ vằn tươi và cá ngừ mắt to đông lạnh cập cảng Nhật Bản tăng so với năm 2012. Trong khi, lượng cập cảng của các loài cá ngừ khác giảm. Nhưng nhìn chung càng về cuối năm ngoái, nguồn cung cá ngừ nói chung càng giảm.
Và dự báo để bù đắp lại sự sụt giảm từ nguồn cung cá ngừ khai thác, Nhật Bản sẽ phải tăng cường NK cá ngừ vây xanh nuôi từ các khu vực Đại Tây Dương và Thái Bình Dương lên khoảng 10% trong thời gian tới.
Từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1, nhu cầu tiêu thụ sashimi của Nhật Bản tăng và nguồn cung bị chi phối bởi nguồn cá ngừ vây xanh trong nước và NK. Tuy nhiên, do giá cá ngừ vây xanh chịu ảnh hưởng bởi giá cá ngừ mắt to tươi, ướp đá đang giảm 30%, nên cũng có xu hướng giảm.
Từ giữa tháng 1 tới nay, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tươi của Nhật Bản đang có xu hướng giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đông lạnh lại tăng. Nguyên nhân là do các siêu thị đang tăng cường bán các sản phẩm sashimi đóng gói các loại phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của các hộ gia đình.
Theo số liệu thống kê của Infofish, chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản cho các sản phẩm cá ngừ trong năm 2013 đã tăng lên do giá cá ngừ trung bình tăng, đặc biệt đối với các sản phẩm cá ngừ mắt to chất lượng cao. Tuy nhiên, NK cá ngừ tươi và đông lạnh (bao gồm cả thăn cá ngừ) của Nhật Bản trong năm 2013 vẫn giảm 9% so với năm 2012.
Nguyên nhân là do, sản lượng khai thác tại Ấn Độ Dương và khu vực Trung Tây Thái Bình Dương giảm khiến giá cá ngừ mắt to đông lạnh giao tại tàu tăng. Thêm vào đó, chi phí NK tăng, lượng cá tồn kho tăng và nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đại dương sashimi tại Nhật Bản giảm, nên NK cá ngừ của nước này bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, NK thăn cá ngừ vào Nhật Bản trong năm qua cũng giảm so với năm 2012. Nguyên nhân là do nguồn cung từ các nước XK chính sang nước này là Fiji, Indonesia và Pháp giảm. Và để bù đắp lại phần nào lượng sụt giảm này Nhật Bản cũng đã tăng cường NK thăn cá ngừ từ Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam. NK từ Ấn Độ, nhà cung cấp chính thăn cá ngừ vây vàng cho thị trường này cũng tăng. Và phần lớn thăn cá ngừ vây xanh NK vào thị trường này trong thời gian qua chủ yếu là từ Địa Trung Hải.
Do mùa đông là khoảng thời gian tiêu thụ chính các sản phẩm sashimi ở Nhật Bản nên nhu cầu tiêu thụ cá ngừ sashimi, đặc biệt là cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng dự báo sẽ ổn định trong những tháng tới.
Related news
Thức ăn chăn nuôi (TACN) được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng trong các năm sắp tới. Hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm thị phần áp đảo nhưng đã bắt đầu có những tín hiệu “phản công” từ các doanh nghiệp nội.
Ngày 15-5, thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, Cục Chăn nuôi vừa có công văn gửi sở NN-PTNT các tỉnh ở miền Bắc và Trung bộ đề nghị phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống nắng nóng và thiệt hại cho đàn gia súc và gia cầm.
Bò tót lai thế hệ F1 ở Vườn Quốc gia Phước Bình (tỉnh Ninh Thuận) sẽ tiếp tục được lai tạo với bò nhà để cho ra thế hệ F2 - ông Nguyễn Công Văn, Giám đốc Vườn Quốc gia Phước Bình, cho biết tại hội thảo khoa học nghiên cứu và phát triển đàn bò tót lai tổ chức ở Ninh Thuận ngày 15-5.
Cách đây chừng 10 năm, tỉ lệ đàn bò lai của xã Bình Hòa (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) chưa cao, hiệu quả kinh tế từ nuôi bò chỉ ở mức bình thường. Trước tình hình đó, xã chủ trương tập trung vận động nông dân lai tạo đàn bò. Đến nay, đàn bò của địa phương đạt 100% bò lai, lợi nhuận đem lại từ nuôi bò đạt khá cao.
Hiện tại, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Thới Bình (Cà Mau) đang áp dụng mô hình nuôi rắn hổ hèo trong chuồng cho thu nhập kinh tế cao và ổn định.