Nhộn Nhịp Nghề Săn Bắt Ghẹ

Trong những năm gần đây, du khách tìm về các khu du lịch Nhà Mát - Bạc Liêu, bãi tắm mũi Nai - Hà Tiên, chùa Hang - Kiên Lương hoặc Phú Quốc ngày càng đông. Do đó nhiều dịch vụ mua bán, ăn uống cũng sôi động hẳn lên khiến cho dân miền biển tăng tốc các hoạt động đánh bắt các loài đặc sản biển như cua đá, cua biển, ghẹ và nghêu, sò... trong đó, sôi động nhất là nghề săn ghẹ.
Săn bằng rập lưới
Khoảng 4, 5 giờ chiều, mấy anh săn ghẹ ở mũi Nai - Hà Tiên đã bắt đầu gài mồi vào rập, sau đó mới bắt đầu xuống ghe bơi ra xa bờ, chọn những điểm để cắm sào. Đồ nghề của họ mang theo gồm có vài trăm chiếc rập và vài thứ đồ ăn thức uống. Nhìn những chiếc ghe từ từ ra khơi giống như những chiếc lá mong manh chòng chành trên biển cả, nhưng trên gương mặt họ lúc nào cũng rắn chắc và tự tin. “Sáng mai, khoảng 6 giờ là tụi tui mang ghẹ tươi và cua đá về tới” - anh Lộc Sơn, một người trong nhóm vừa lên ghe, quay lại nói với tôi như thế!
Tìm được chỗ cắm sào, mọi người chuẩn bị dây nhợ rồi ném tất cả những chiếc rập xuống nước ở độ sâu từ 3 - 5 mét. Rập ghẹ là một dụng cụ giống như chiếc rập gài chuột dài khoảng 40 cm, ngang 30 cm, sườn làm bằng sắt, bên ngoài phủ lớp lưới dày. Hai đầu rập là hai miệng hom cũng bằng lưới, ghẹ và cua đá có thể chui vào dễ dàng để ăn mồi nhưng không thể nào ra được. Mỗi chiếc rập đều được cột vào đầu một sợi dây dài, đầu còn lại buộc vào một miếng phao nổi trên mặt nước.
Trên chiếc ghe chòng chành, gió biển càng lúc càng mạnh, họ cứ ngồi chờ khoảng một tiếng đồng hồ là kéo rập lên thăm. Bình quân một chiếc ghe máy mang theo khoảng 500 rập, mỗi đêm có thể kiếm từ 3 đến 7 kg, tùy theo sóng gió và thời tiết.
Lưới thả sát đáy
Ngoài việc đánh bắt bằng rập lưới, các tay chuyên săn ghẹ ở Hàm Ninh (Phú Quốc), hòn Mấu (quần đảo Nam Du)... còn đánh bắt bằng lưới. Có thể nói ngư trường Hàm Ninh là nơi ghẹ sinh sống nhiều nhất, ghẹ có quanh năm. Anh Tăng Quốc Thái, một người từng gắn bó với nghề săn ghẹ cho biết, phương tiện đánh bắt ghẹ ở Hàm Ninh là lưới thả sát đáy. Mỗi người thường sắm hàng chục tay lưới, ngày ngày bơi ra xa bờ từ 5 - 10 cây số để thả từ sáng sớm cho đến xế chiều thì cuốn lưới, bình quân mỗi ngày kiếm khoảng vài trăm ngàn. Gặp hôm thời tiết thuận lợi, ghẹ trúng có thể kiếm bạc triệu.
Ghẹ xanh là loài thủy sản thuộc lớp giáp xác cho chất lượng thịt thơm ngon, giàu chất bổ dưỡng, giá trị kinh tế cao trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Anh Tư Định là một tay thợ biển nổi tiếng ở Kiên Lương cho biết ghẹ xanh là loại sống dưới đáy biển, gần các hòn đảo, chúng thích vùi mình trong cát, nơi có độ sâu từ 3 - 5 thước. Mùa săn ghẹ lý tưởng nhất là mùa biển lặn (từ tháng 12 đến tháng 4 âm lịch hoặc mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 10). Để săn bắt được nhiều ghẹ và cua đá, nhiều người phải chịu khó ra xa bờ, nhất là nơi gần các đảo nhỏ.
Trước kia, những người săn ghẹ thường ra các hòn đảo gần bờ. Nay vì khai thác ồ ạt với nhiều phương tiện đánh bắt tinh vi nên nguồn hải sản ngày càng giảm đi, do đó nhiều người phải ra xa bờ để đánh bắt nên chi phí xăng dầu khá cao, dẫn đến giá cả tăng vọt, càng kích thích nhiều người khai thác để phục vụ cho khách hàng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Ngô Văn Sơn, nông dân xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai), cho biết tại các lễ hội “Trái cây Nam bộ năm 2013” đang diễn ra ở Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh) và “Lái Thiêu mùa trái chín” khai mạc sáng 8-6, ông đều mang đến giới thiệu trái bưởi hồ lô. Đây là nhà vườn đầu tiên ở Vĩnh Cửu tạo được trái bưởi hồ lô bán trên thị trường.

Thông qua mô hình SX thử nghiệm ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thường Xuân, Thiệu Hóa... (Thanh Hóa), những tưởng giống ngô nếp lai tím Fancy 111, Fancy 212 do Cty Advanta phân phối sẽ phát triển rầm rộ, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Nhưng sau một thời gian, giống ngô này gần như “chết yểu”.

Khóm Cầu Đúc là một trong những đặc sản của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, thu nhập của người trồng khóm chưa được đảm bảo, do giá cả bấp bênh. Vì vậy, cần có giải pháp để nâng cao giá trị cho loại nông sản này, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế cho người trồng khóm.

Tháng 9/2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Điện Biên Đông triển khai trên địa bàn xã Keo Lôm, Dự án Hỗ trợ mô hình trồng lạc giống mới TB 25. Đây là một trong những hợp phần của Chương trình 135/CP giai đoạn II nhằm hỗ trợ nhân dân các dân tộc vùng cao trên địa bàn huyện phát triển trồng trọt. Dự án mở ra hướng mới cho việc phát triển cơ cấu cây trồng, tận dụng và cải tạo đất nông nghiệp trên địa bàn.

Thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi có thế mạnh về sản xuất lúa, chăn nuôi và nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế. Những năm qua được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó kinh tế địa phương ngày càng phát triển hơn. Điển hình trong số những nông dân làm kinh tế giỏi của thị trấn Châu Hưng là ông Giang Đông Nuol ngụ tại ấp Nhà Thờ với mô hình nuôi cá bống tượng theo hình thức dây chuyền khép kín.