Nhộn Nhịp Cảng Cá Đèn Đỏ

Ấp Đèn Đỏ, xã Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang), phần lớn bà con sống bằng nghề đi biển, đánh bắt thủy, hải sản.
Vào thời điểm nước lớn, cảng cá Đèn Đỏ trở nên nhộn nhịp hẳn lên bởi hàng trăm người đang tấp nập đợi thuyền ghe cặp bến để phân loại hải sản. Đây được xem là một công việc giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại vùng biển này.
Đến cảng cá Đèn Đỏ vào một ngày cuối tháng 10, khi mặt trời vừa đứng bóng cũng là lúc từng tốp thuyền đánh cá vào bờ để nghỉ ngơi sau một đêm đánh bắt ngoài khơi xa.
Trên khuôn mặt mỗi ngư dân vẫn còn hằn sâu nét mệt mỏi, nhưng vẫn không giấu được niềm vui vì một chuyến ra khơi thắng lợi, ghe thuyền chở nặng tôm cá, ra vào nhộn nhịp tại cảng.
Bà Lê Thị Cẩm Hồng, ấp Đèn Đỏ, xã Tân Thành, tay thoăn thoắt lựa cá, miệng cười nói vui vẻ: "Tôi làm nghề này đã lâu rồi, ở đây khó tìm được việc làm nào ngoài việc lựa cá. Công việc không có thời gian cố định, chỉ làm theo con nước, nước lớn ghe, thuyền cặp bến thì mới làm. Bữa nào ít đem về nhà ăn hết, bữa nào nhiều đem ra chợ bán đổi vài kg gạo, chai nước mắm, sống lay lất qua ngày...".
Ông Phan Hồng Thu, trưởng ấp Đèn Đỏ, xã Tân Thành cho biết: "Hiện ấp Đèn Đỏ có hơn 300 thanh niên tham gia đánh bắt xa bờ có nguồn thu nhập ổn định, hơn 200 phụ nữ tham gia vào công việc phân loại hải sản.
Nếu làm siêng năng thì hàng tháng cũng mang lại hơn 1 triệu đồng/người từ việc bán cá thu gom được. Bên cạnh đó, một số làng nghề truyền thống như nghề vá lưới, nghề làm khô mắm... cũng đã giải quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi, chưa có việc làm, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng biển và hạn chế các tệ nạn xã hội".
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất nông nghiệp nói chung, cây cà phê nói riêng ở Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp khiến nông sản mất mùa, đẩy người nông dân vào tình thế khó khăn

Những ngày đầu tháng 9, đi qua các vùng quê của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, đặc biệt các xã trung du, gò đồi, chúng tôi đều thấy màu xanh bạt ngàn của cây sắn.

Công tác điều hành quá trình tiêu thụ sản phẩm cho người dân đã và đang được các ngành chuyên môn, doanh nghiệp, cùng phía địa phương trong vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp (Hậu Giang) vào cuộc thực hiện chu đáo để sẵn sàng bước vào giai đoạn cao điểm thu hoạch vụ mía mới.

Sau khi phun xịt thuốc trừ rệp sáp và thán thư theo hướng dẫn của một cửa hàng vật tư nông nghiệp, 4ha cà phê của gia đình ông Phạm Quyết Thắng (phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc) bỗng dưng rụng trái đồng loạt.

Người dân thu hoạch cau non bán giá cao, lại không ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây nên người dân rất phấn khởi.