Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhờ Định Danh Sinh Vật Lạ

Nhờ Định Danh Sinh Vật Lạ
Ngày đăng: 22/06/2013

Ông Đỗ Chí Sĩ-Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, cho biết: Vừa gởi báo cáo bước đầu với UBND tỉnh Cà Mau về kết quả thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở Bồ Đề (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).

Theo báo cáo, tình nghi 3 nguyên nhân làm cá chết. Thứ nhất là tảo độc, tên khoa học “Psendonizschiaspp” - xuất hiện mật độ cao trong nước, khả năng gây chết cá và nhiều loài thủy sản khác. Kế đó “dầu khoáng” xuất hiện lơ lửng trên tầng mặt cao gấp 100 lần mức bình thường. Một sinh vật lạ (đang nhờ chuyên gia một số trường đại học tra cứu, định danh) cũng được tìm thấy qua mẫu gởi xét nghiệm nhưng chưa biết rõ tác hại ra sau. Sinh vật lạ ấy chiều dài từ 5-7cm (ảnh), hình thù giống cá lạt dây nước mặn lúc còn nhỏ.

Theo ông Sĩ, hôm lấy mẫu nước gởi phân tích, kiểm nghiệm, sinh vật lạ ấy xuất hiện mật độ dày trên vùng biển Bồ Đề và một số con rạch lân cận vùng biển này. Ngư dân bản địa gọi sinh vật lạ ấy là “con dời” nhưng qua hình ảnh, ông Sĩ quan sát kỹ không giống vì “con dời” có chân còn loài lạ này thì không. Ngư dân địa phương không ai dám bắt loài sinh vật lạ ấy để làm thức ăn cho vật nuôi, gia súc vì nó rất tanh.

Trước đó, khoảng đầu tuần tháng 6, cá ngát, cá nâu, cá lạc dây… chết bất ngờ và trôi dạt vào cửa biển Bồ Đề sau đó lan vô một số nhánh sông ăn thông với biển. Nhận được phản ảnh, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau tiến hành khảo sát thực tế, lấy mẫu cá chết và mẫu nước gởi kiểm nghiệm, phân tích, tìm nguyên nhân cá chết.


Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

13/05/2015
Củ cải trắng Vĩnh Châu Củ cải trắng Vĩnh Châu

Thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có chiều dài bờ biển trên 43km. Đây là một vùng đất pha cát, đất giồng, rất phù hợp với việc phát triển hoa màu. Ngoài đặc sản hành tím, Vĩnh Châu còn là nơi nổi tiếng về đặc sản củ cải trắng.

13/05/2015
Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước và đóng vai trò quyết định an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc nông dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống làm phát sinh tình trạng phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.

13/05/2015
Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân

Tại hội thảo triển khai liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ngày 6-5, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Văn Đon cho biết: Hội thảo mở ra hướng đi mới về gắn kết doanh nghiệp với nông dân trong thực hiện liên kết trồng gấc chuỗi giá trị.

13/05/2015
Đua trồng mắc ca, có ngày mắc... nợ! Đua trồng mắc ca, có ngày mắc... nợ!

Diện tích cây mắc ca ở các tỉnh Tây Nguyên đang tăng lên chóng mặt trong khi hiệu quả từ loài được cho là “cây tỉ đô” này lại không như kỳ vọng Khảo sát tại nhiều vườn mắc ca của người dân ở Đắk Lắk và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy cây ra hoa nhiều, cho rất ít trái, rụng nhiều.

13/05/2015