Nhìn Lại Vụ Nuôi Tôm 2013 Và Những Điều Cần Quan Tâm Trong Vụ Nuôi 2014
Năm 2013, cả nước có khoảng 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ, tổng diện tích thả nuôi 652.612 ha, sản lượng đạt 475.854 tấn. Trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% diện tích và 79,8% sản lượng. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích thả nuôi 6.270 ha, là một trong 10 tỉnh, thành có diện tích nuôi tôm lớn trong nước.
Năm 2013 là năm phục hồi sản xuất nuôi tôm nước lợ tại nước ta, tôm được giá và bước đầu có giải pháp kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, nuôi tôm nước lợ năm 2013 vẫn còn các khó khăn, bất lợi:
(1) thời tiết diễn biến bất thường, nhiệt độ tăng cao, xâm nhập mặn lấn sâu vào nội địa gấy bất lợi cho nuôi trồng thủy sản cả nước;
(2) dịch bệnh thủy sản diễn biến rất phức tạp, mặc dù nguyên nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi đã được xác định nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi ở hầu hết các địa phương trong cả nước;
(3) chất lượng các yếu tố đầu vào giảm sút, giá thức ăn và giống tôm tăng cao;
(4) người nuôi và doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản đều thiếu vốn sản xuất, khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Theo báo cáo tổng kết nuôi tôm nước lợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013).
Trong năm 2014, theo định hướng của Bộ NN và PTNT, sẽ duy trì ổn định diện tích và sản lượng nuôi tôm sú. Đối với tôm thẻ chân trắng, tăng sản lượng 20 – 30%, phát triển nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh quy mô trang trại và quy mô nông hộ ở những nơi có điều kiện đảm bảo.
Bên cạnh các giải pháp về quy hoạch; quản lý đầu vào; quản lý bệnh; đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi; vốn sản xuất; tiếp tục theo dõi, đánh giá tác động của việc di nhập và nuôi tôm thẻ chân trắng đến đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Một số điểm cần lưu ý trong vụ nuôi năm 2014 được nhấn mạnh:
(1) Trong năm 2013, sản lượng nuôi tôm nước lợ của các nước trong khu vực bị sụt giảm do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp, do đó, giá tôm nguyên liệu tăng cao. Đây là cơ hội cho phát triển nuôi tôm chân trắng trong vụ 3. Theo đó mùa vụ nuôi tôm có khả năng kéo dài hơn so với mọi năm. Đối với thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh Đông Nam bộ, mùa vụ thả nuôi trong năm 2014 được khuyến cáo (từ Tổng Cục Thủy sản) như sau:
- Đối với tôm sú: nên nuôi 1 vụ/năm, thời gian thả giống từ 01/04 đến 30/08/2014
- Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng: có thể nuôi 2 vụ trong năm, vụ 1 thả giống từ 01/04 đến 30/08/2014, vụ 2 thả giống từ 01/09 đến 31/12/2014.
Cần lưu ý: Chỉ có các tỉnh ĐBSCL mới có thể thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong vụ 3, thả giống từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, chỉ khuyến cáo nuôi vụ 3 ở các hộ, các cơ sở có đủ khả năng đáp ứng nuôi thâm canh.
(2) Theo xu hướng phát triển hiện nay, để giảm bớt rủi ro do môi trường, do biến đổi khí hậu, các mô hình nuôi tôm có khuynh hướng thả nuôi với mật độ thấp (nhất là tôm sú). Do đó dự báo trong thời gian tới, thị trường tôm sẽ thiếu ở phân khúc thị trường tôm cỡ nhỏ.
(3) Người nuôi cần lưu ý, giá tôm tăng cao như hiện nay do tình hình dịch bệnh làm giảm sản lượng nuôi ở các nước trong khu vực. Vì thế, nếu sản lượng tôm nuôi ở các nước được phục hồi hoặc tăng trong năm 2014 thì giá tôm có khả năng không còn cao như hiện nay. Người nuôi cần thận trọng để tính toán đến quy mô nuôi, giá thành nuôi tránh bị thiệt hại khi thị trường biến động bất lợi.
(4) Mặc dù kết quả vụ tôm năm 2013 đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng vấn đề quản lý chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.
Nhiều thị trường nhập khẩu lớn tôm Việt Nam đã có các yêu cầu/khuyến cáo chính thức đòi hỏi phía Việt Nam phải có giải pháp cụ thể trong quản lý chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản mới có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết nhằm giữ được các thị phần xuất khẩu quan trọng.
Các rào cản đang phải đối mặt hiện nay là vấn đề an toàn dịch bệnh để xuất khẩu hàng tươi sống sang thị trường Mexico và Trung Quốc; vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (dư lượng hóa chất, kháng sinh, tạp chất) đối với thị trường Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản; vấn đề năng lực quản lý tại địa phương đối với thị trường Mỹ và Braxin (Theo NAFIQAD)
Giải pháp khuyến ngư trong thực hiện kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 được xác định: Xây dựng và phổ biến các mô hình nuôi tôm năng suất cao, kiểm soát tốt dịch bệnh; Đẩy mạnh nuôi tôm theo VietGAP, đào tạo VietGAP, hướng dẫn, nhân rộng các mô hình nuôi có hiệu quả tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài việc thay thế cho gần 30 công lao động, một chiếc máy cấy có công suất như trên còn góp phần giảm chi phí sản xuất khoảng 70.000 đồng/sào. Đó là tiến bộ kỹ thuật mới được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đưa vào thử nghiệm tại một số địa phương trong vụ Xuân 2012.
Hiện nhiều địa phương trên cả nước đang bắt tay vào thực hiện quy hoạch - khâu quan trọng nhất để thực hiện các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới.
Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Kỳ Sơn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Trồng gừng dưới tán rừng”, tại xã Na Ngoi mô hình được triển khai vào vụ xuân 2012, với quy mô 1 ha.
Sau nhiều năm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ sở hạ tầng thủy lợi của các tỉnh ven biển ĐBSCL; đặc biệt ở khu vực bán đảo Cà Mau vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Mặc dù là một trong những địa phương có diện tích trồng thanh long nhiều nhất cả nước, song hiện tại, người trồng thanh long ở Bình Thuận lại đang rơi vào tình cảnh khó khăn, do thanh long vừa mất mùa, vừa rớt giá.