Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhìn lại vụ lúa hè thu

Nhìn lại vụ lúa hè thu
Ngày đăng: 14/09/2015

Liên kết sản xuất: Vẫn còn lỏng lẻo      

Vụ hè thu 2015 là vụ thứ 2 liên tiếp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện mô hình “Xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ hạt giống lúa xác nhận của một số giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao tại các tỉnh miền Trung” trên diện tích 10ha ở cánh đồng thôn Phước Sơn, xã Đức Hiệp (Mộ Đức).

Đây thực chất là mô hình liên kết “4 nhà”. Bởi khi tham gia mô hình, 75 hộ dân ở đây không chỉ được hỗ trợ đầu vào là giống lúa chất lượng Hương thơm 1, vật tư phân bón, mà còn được Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh bảo hành năng suất và bao tiêu đầu ra. Hơn nữa, bà con còn được cán bộ kỹ thuật “cầm tay chỉ việc”.

Lúa ngã đổ nên nhiều nông dân phải thu hoạch thủ công.

Từ cách thức gieo sạ với lượng giống ít, đầu tư thâm canh phân chuồng đến quy trình chăm sóc, thu hoạch. Thế nên, ông Hai Tới mới phấn khởi bảo: “Sản xuất lúa theo yêu cầu của doanh nghiệp cũng hơi…bực mình vì họ khắt khe, nhưng được đủ cái lợi. Rồi qua đó mình cũng vỡ ra được nhiều thứ, chứ lâu nay làm theo kinh nghiệm hóa ra cũng sai bét”. Cái “lợi nhiều” ở đây chính là chi phí thấp, năng suất lúa đạt từ 62 – 65 tạ/ha và giá bán cao.

Còn “sai bét” của ông Hai Tới và bà con nông dân chính là quan niệm sạ dày, phân nhiều mới đỡ tốn công dặm lại lúa. Tuy nhiên, qua so sánh thực tế của việc sạ dày, sạ thưa, họ mới vỡ lẽ: Sạ dày đã tốn giống lại càng thiệt, vì lúa dễ nhiễm bệnh và ngã đổ.    

Mô hình của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai được xem là “hình mẫu của sự liên kết”. Bởi thực tế, nông dân ở nhiều địa phương thông qua các Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) cũng đã thực hiện liên kết sản xuất lúa giống với các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên gần đây, không ít nông dân phàn nàn là DN làm ăn không sòng phẳng. Đó là, ngoài việc hỗ trợ một phần giống, phân bón vật tư và kỹ thuật thì DN cũng tìm cách ép nông dân khi thu mua sản phẩm, chứ chưa nói đến chuyện bảo hành năng suất.

Vì vậy, lão nông Đoàn Quyền, thôn 1, xã Đức Tân (Mộ Đức) bức xúc: “Khi thu mua giống, lẽ ra DN phải lấy thóc tươi chứ đằng này họ cân khô thì tụi tôi đâu lời bao nhiêu. Đã thế khi khử lẫn, họ thu tới 30.000 đồng/sào.

Nếu DN muốn giống của họ sạch thì tự bỏ tiền làm, chứ sao bắt nông dân chúng tôi gánh”. Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc HTX NN Đức Vĩnh, xã Đức Phú (Mộ Đức) Đoàn Thanh Minh cho rằng: “Việc khử lẫn tuy tốn công nhưng với cái giá như trên là quá cao vì nông dân sản xuất giống rất nhọc”.

Có điều, việc khử lẫn là cần thiết vì nó đảm bảo quyền lợi cho cả nông dân và DN nên cả hai phải chia sẻ trách nhiệm với nhau. Do đó, ông Đoàn Thanh Minh đề xuất mức giá DN thực hiện việc khử lẫn là 12.000 – 14.000 đồng/sào sẽ hợp lý hơn.

Sản xuất: Thiệt hại vì... thói quen

Hơn 2.000ha lúa hè thu trong toàn tỉnh bị rầy nâu, rầy lưng trắng tấn công dữ dội. Chi cục BVTV tỉnh vì thế phải công bố dịch rầy. Hệ lụy kéo theo là cây lúa bị ngã đổ nhiều, khiến nông dân thiệt kép: Vừa sụt giảm năng suất, vừa tốn thêm chi phí thu hoạch.

Khi phân tích nguyên nhân xảy ra dịch rầy, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Phạm Bá cho rằng, do biên độ nhiệt nóng – lạnh trong ngày chênh lệch cao, rồi thời điểm xuất hiện rầy trùng với cây lúa đang giai đoạn mẫn cảm (đòng trổ) nên rầy càng có điều kiện bùng phát. “Nhưng một phần không nhỏ là do nông dân chủ quan, không chịu phun thuốc diệt rầy ngay khi phát hiện.

Thậm chí có người còn sản xuất theo kiểu…điều khiển từ xa!. Tức là đi làm ăn xa rồi nhờ người thân bón phân, phun thuốc mà không cần biết “sức khỏe” cây lúa như thế nào. Thế mới có chuyện cây lúa thừa đạm mà vẫn cứ thúc đạm, khiến rầy phát sinh nhưng không diệt trừ kịp thời, khiến chúng lây lan, bùng phát mạnh”, ông Phạm Bá khẳng định.

Cùng với rầy là chuyện cây lúa bị ngã đổ. Theo lão nông Võ Văn Điểu, thôn An Đại 3, xã Nghĩa Phương (Tư Nghĩa) thì: “Có gió thì lúa mới ngã. Nhưng nếu gốc lúa cứng và đừng nhiễm rầy thì lúa cũng không đến nỗi ngã liệt như thế”.

Hóa ra, lúa của lão nông này bị ngã là vì thừa… nước! Nguyên do là kênh N12 dẫn nước theo kiểu “lúc lúa cần nước thì mương khô, lúc lúa cần khô thì mương đầy nước”. Không chỉ ông Điểu mà thực tế, vẫn còn nhiều nông dân trong tỉnh vì sợ lúa “khát” nên thường giữ nước trong ruộng, bất kể lúc cây lúa không cần nước. Điều này sẽ khiến lúa yếu cây, dễ ngã đổ và mức độ thiệt hại vì thế cũng nặng hơn... Đó cũng là bài học kinh nghiệm cho cả ngành nông nghiệp và nông dân sau vụ lúa hè thu năm nay.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Chủ Động Đầu Vào Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Chủ Động Đầu Vào

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TACN& NL) của Việt Nam tháng 8/2014 đạt 320 triệu USD, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, 8 tháng đầu năm, ước đạt 2,243 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2013.

11/09/2014
Chi Phí Thu Hoạch Lúa Thu Đông Tăng Cao Chi Phí Thu Hoạch Lúa Thu Đông Tăng Cao

Cách nay 2 tuần, giá thuê máy gặt đập liên hợp (GĐLH) để thu hoạch lúa tại nhiều nơi chỉ ở mức 250.000-260.000 đồng/công (lúa không đổ ngã) thì nay tăng lên mức 280.000-300.000 đồng/công; còn đối với các diện tích lúa bị đổ ngã từ 30-70% muốn thuê máy GĐLH thu hoạch, nông dân phải chịu giá từ 350.000-400.000 đồng/công, thậm chí 500.000 đồng/công đối lúa bị đổ ngã hoàn toàn.

11/09/2014
Diện Tích Cây Mì Tăng Cao Diện Tích Cây Mì Tăng Cao

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông xuân 2013-2014, toàn tỉnh Tây Ninh trồng mới được 24.701 ha mì, đạt 123,5% kế hoạch vụ và tăng hơn 20% so cùng kỳ năm trước (SCK). Đến nay đã thu hoạch 7.377 ha, năng suất bình quân 35 tấn/ha.

11/09/2014
Nông Dân Sử Dụng Bóng Compact 3 Chữ U 15 W Bước Đầu Có Hiệu Quả Nông Dân Sử Dụng Bóng Compact 3 Chữ U 15 W Bước Đầu Có Hiệu Quả

Nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nhất là chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ, Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, đó là bóng compact 3 chữ U, ánh sáng màu tím, 15W. Công ty cùng Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận chọn hộ ông Nguyễn Văn Thanh (trang trại Thanh Thanh), có diện tích trồng thanh long 15ha tại thôn Dân Cường, xã Hàm Thạnh, Hàm Thuận Nam triển khai.

11/09/2014
“Thùng Rác Sinh Học” Xử Lý Rác Cây Thanh Long “Thùng Rác Sinh Học” Xử Lý Rác Cây Thanh Long

Dự án “Thùng rác sinh học” của nhóm sinh viên Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh đoạt giải Ứng dụng - Giải thưởng cao nhất của Cuộc thi Holcim Prize năm 2013 vừa được bàn giao cho người dân tại xã Hàm Thắng (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận).

11/09/2014