Khấm khá nhờ làm trang trại

Đột phá bằng giao thông – thủy lợi
Chỉ sau 4 năm đến với NTM, Quế Châu không còn những con đường lầy lội nữa, tất cả đều được trải bê tông phẳng lỳ. Nhà cửa, tường rào cổng ngõ của người dân được xây dựng khang trang.
Những công trình phục vụ dân sinh, như trường học, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa... đều được đầu tư quy củ.
Hiện nay, các trường học trên địa bàn xã Quế Châu đã được đầu tư đồng bộ, nhờ đó mà tiêu chí về giáo dục đã đạt chuẩn NTM.
Ông Nguyễn Minh Sỹ - Chủ tịch UBND xã Quế Châu phấn khởi nói: “Là xã nghèo nên khi bắt tay triển khai NTM, chúng tôi đã chọn hướng đi riêng của mình.
Đó là tập trung mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó, giao thông - thủy lợi được xác định là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM”.
“Xã tập trung huy động nguồn lực, lồng ghép các chương trình để đầu tư các dự án trọng điểm nhằm tạo động lực phát triển kinh tế.
Chỉ trong mấy năm, địa phương đã đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gần 69 tỷ đồng.
Nhiều công trình thủy lợi, các trạm bơm, đập và các kênh thủy lợi… đều được nâng cấp hoặc xây mới. Việc đầu tư này giúp cho sản xuất nông nghiệp của xã đạt nhiều thành quả đáng kể” - ông Sỹ cho biết.
Ngoài đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, Quế Châu còn đầu tư 31 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông.
Nhờ đó, nhiều công trình, tuyến đường giao thông quan trọng đã được đầu tư hoàn thiện, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, như các tuyến đường ĐH12, ĐH18, ĐT611, đường từ thị trấn Đông Phú đi suối Tiên.
Ngoài ra, hàng chục km đường xã, đường dân sinh... cũng được xây dựng và đã đầu tư.
Người dân tăng thu nhập
“Để tăng thu nhập cho người dân, xã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi; đồng thời khuyến khích người dân phát triển kinh tế hộ gia đình, mạnh dạn chăn nuôi, xây dựng kinh tế gia trại - trang trại để tăng thu nhập.
Toàn xã đang có trên 3.500 con gia súc, gần 70.000 con gia cầm, xuất hiện nhiều mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi có hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân...” – ông Sỹ chia sẻ.
Hộ anh Nguyễn Ba (thôn Khánh Đức, xã Quế Châu, Quế Sơn) từ nghèo khó đã vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương mình bằng chăn nuôi.
Anh Nguyễn Ba vốn là bác sĩ thú y, nhưng lại đam mê chăn nuôi nên đã mở trang trại tổng hợp để chăn nuôi gà và lợn.
Mỗi năm doanh thu từ trang trại này trên 2 tỷ đồng, trừ các chi phí, gia đình anh thu lãi vài trăm triệu đồng/năm…
Nhờ chú trọng phát triển kinh tế, đẩy mạnh chăn nuôi nên đời sống của đại bộ phận người dân trong vùng ngày càng tăng lên.
Nếu như cách đây 5 năm, hộ nghèo của xã còn gần 22% thì đến nay đã giảm còn 12%; thu nhập bình quân đầu người hiện nay tăng lên 19 triệu đồng/người/năm.
“Để đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM và tăng thu nhập cho người dân, trong những năm tới xã Quế Châu tập trung các nguồn lực để tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, chú trọng phát triển sản xuất, chăn nuôi hiệu quả để nâng cao hơn nữa tiêu chí thu nhập và hoàn thành Chương trình xây dựng NTM…
Trên hành trình này, Quế Châu rất cần sự quan tâm, đầu tư hơn nữa từ cấp trên” – ông Sỹ nói.
Tính đến nay xã Quế Châu đã đạt 10/19 tiêu chí NTM, các tiêu chí còn lại sẽ được tiếp tục quan tâm đầu tư ở giai đoạn tới và địa phương này phấn đấu đến năm 2020 trở thành xã NTM.
Có thể bạn quan tâm

Là đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng giống cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh, từ cuối năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản Hà Tĩnh đã tập trung bổ sung tăng đàn, chăm sóc, nuôi vỗ tốt 3,6 tấn cá giống bố mẹ để chuẩn bị cho vụ sản xuất cá giống năm 2013.

Nằm ở vùng trũng nhất của huyện Ứng Hòa (Hà Nội), nhưng nhờ biết cách biến nhược điểm thành lợi thế, đến nay, xã Hòa Lâm đã tạo điều kiện cho nhiều mô hình trang trại đa canh phát triển. Điển hình là trang trại của ông Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long.

Mặc dù chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo đã có hiệu lực từ ngày 20-2, thế nhưng, giá mua lúa trong dân thời gian qua vẫn chưa được cải thiện và còn nhiều điều nghịch lý, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng lúa. Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã quyết định phơi lúa trữ lại dù chi phí cho mùa vụ cũ còn đó và đang đối mặt với đầu tư vốn liếng cho vụ lúa mới.

Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.