Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều vườn lan tiền tỷ giữa Sài thành

Nhiều vườn lan tiền tỷ giữa Sài thành
Ngày đăng: 23/11/2015

Những người đột phá

Theo thống kê của Hội Sinh vật cảnh huyện Củ Chi, toàn huyện hiện có khoảng 500ha cây cảnh, trong đó có gần 300 hộ trồng lan cắt cành trên diện tích 167ha.

Đây là bước chuyển dịch cụ thể nằm trong kế hoạch “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2013-2015”.

Riêng tại Củ Chi đã quy hoạch vùng trồng hoa lan có quy mô 200ha tại khu nông nghiệp công nghệ cao.

Điển hình trong việc thu lời từ những vườn lan tiền tỷ là vườn lan Ngọc Đan Vy của ông Nguyễn Ngọc Đền, ở ấp Tiền, xã Tân Thông Hội.

Ông Đền cho biết: “Năm 2011, tôi mua 2ha đất trồng lan, lúc đó nhiều người cắc cớ hỏi lấy nước đâu trồng lan vì vùng này chỉ trồng được cỏ nuôi bò.

Không chịu thua, sau khi có đất, tôi thuê hẳn 100 công nhân thi công ngày đêm các hạng mục trong vòng 1 năm, như khoan giếng, xây tường rào, đào hồ, thiết kế luống trồng, lắp đặt hệ thống xử lý nước, hệ thống tưới tự động, nhà lưới và cải tạo đất… Xong xuôi, tôi trồng 2 dòng lan chính là Mokara và Dendrobium”.

Từ năm thứ nhất đến năm thứ hai, vườn lan của ông đồng loạt nở hoa rất đẹp và bán rất chạy.

Theo ông Đền, tổng vốn đầu tư cho vườn lan 2ha mà ông áp dụng công nghệ cao khoảng 16 tỷ đồng, trồng khoảng 100.000 cây, mỗi cây ra 10-15 cành/năm.

Sau khi cắt bán, khoảng 10-15 ngày lan lại ra nụ mới.

Mỗi ngày vườn lan của ông Đền chỉ cung cấp cho thị trường trong nước (Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM) từ 1.500 -2.000 cành, với giá 7.500 đồng/cành loại A, 5.500 đồng/cành loại B và 3.500 đồng/cành loại C.

Mỗi năm vườn lan tiền tỷ đem lại doanh thu khoảng 3,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí và lương công nhân 7 người (4,5 - 7 triệu đồng/người/tháng), ông Đền còn lời khoảng 2 tỷ đồng.

“Tất nhiên để có lợi nhuận 2 tỷ đồng/năm từ hoa lan không phải dễ.

Ngoài vốn, người trồng cần phải có kỹ thuật.

Lan là loài rất mẫn cảm, thay đổi màu lá theo thời tiết, vì thế khi chuyển mùa phải điều chỉnh phân bón.

Để cây không bị chết hàng loạt, cứ 10-15 ngày phải phun thuốc phòng bệnh; để chống nắng phải dùng lưới” - ông Nguyễn Thiện Nhu, kỹ thuật viên vườn lan Ngọc Đan Vy cho hay.

Hiện ông Đền đang đầu tư trồng 3ha hoa lan tại xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh) bằng công nghệ số hóa, cài giờ trong việc phun thuốc, tưới nước, bảo vệ.

Cũng tại Củ Chi, vườn lan Huyền Thoại của chị Lê Thị Thanh Huyền ở ấp Cây Da, xã Tân Phú Trung, có diện tích trên 5ha.

Nhờ áp dụng công nghệ cao, mỗi năm 1ha lan cho doanh thu từ 3-3,5 tỷ đồng, trừ chi phí cũng đem lại lợi nhuận trên 5 tỷ đồng/năm.

Thương hiệu lan Củ Chi

" Trong khi chưa có dòng sản phẩm chủ đạo thì người trồng lan lại có tư duy “không ai chịu làm phó cho ai” dẫn đến không thể liên kết tạo thương hiệu.

Nếu mình đã có sản phẩm riêng biệt thì nên mở phòng cấy mô từ đó mới có hàng chuẩn để bán, hiện nay một số phòng cấy mô cũng chỉ cấy loại F2-F3 của nước ngoài”. Ông Nguyễn Thiện Nhu

Ông Phạm Anh Dũng - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh huyện Củ Chi cho biết, hiện nay đã hình thành thương hiệu lan Củ Chi, nhưng nhiều người trồng lan chưa chú trọng đến chất lượng dẫn đến giữa vườn này với vườn kia không đồng đều, nên không dám ký hợp đồng xuất khẩu đại trà.

Vì vậy người trồng lan rất cần nhà nước hỗ trợ bằng cách chỉ đạo trung tâm nghiên cứu tạo ra dòng sản phẩm chủ đạo để mở rộng thị trường vươn khỏi nội địa, đồng thời lập trung tâm phân phối hoa lan vì trước nay chưa có doanh nghiệp nào dám đầu tư trung tâm phân phối do chi phí quá lớn.

“Đa số các dòng lan hiện nay đều nhập khẩu giống.

Chúng ta chưa tạo được giống lan cho chính mình, vì thế khi xuất khẩu không biết lấy thương hiệu gì.

Ở Việt Nam, các loại lan rừng kháng bệnh rất tốt, từ rất lâu người nước ngoài đã thu mua để lấy gen.

Hiện lan bán được ra các nước xung quanh cũng bó hẹp ở loại Mokara do có độ bền và màu sắc đẹp hơn” - ông Dũng nói.

Còn theo chị Lê Thị Thanh Huyền, muốn phát triền bền vững với nghề trồng lan, trước tiên các chủ vườn cần áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, phải dùng phân sinh học để bón cho lan (không dùng phân vô cơ và hữu cơ như trước kia - PV).

“Hiện vườn lan của tôi đang thực hiện theo mô hình nông nghiệp đô thị và đang phấn đấu đạt chuẩn VietGAP” - chị Huyền nói.


Có thể bạn quan tâm

Hàng Ngàn Hécta Mía Bị Bệnh Trắng Lá Hàng Ngàn Hécta Mía Bị Bệnh Trắng Lá

Theo ông Trần Tự, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), toàn thị xã hiện có khoảng 1.700ha mía bị bệnh trắng lá, tăng mạnh so với năm ngoái, tỷ lệ phổ biến 5% - 10%, có nơi trên 50% và đang lan rộng.

07/08/2014
Nghệ An Chế Biến Sứa Ăn Liền Tại Diễn Châu Nghệ An Chế Biến Sứa Ăn Liền Tại Diễn Châu

Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.

29/07/2014
Thách Thức Và Cơ Hội Phát Triển Ca Cao Bền Vững Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Thách Thức Và Cơ Hội Phát Triển Ca Cao Bền Vững Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.

07/08/2014
Trứng Gà Tân An Có “Bà Đỡ” Tiêu Thụ Trứng Gà Tân An Có “Bà Đỡ” Tiêu Thụ

Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.

29/07/2014
Nhu Cầu Thủy Sản Lớn Nhu Cầu Thủy Sản Lớn

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...

07/08/2014