Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Nông Dân Vẫn Còn Lấy Lúa Thương Phẩm Để Làm Giống

Nhiều Nông Dân Vẫn Còn Lấy Lúa Thương Phẩm Để Làm Giống
Ngày đăng: 16/05/2014

Trong những năm qua, việc áp dụng các giống mới vào sản xuất đã giúp cho năng suất lúa của nông dân không ngừng tăng cao. Nhưng hiện nay, ở một xã trên địa bàn, không ít hộ vẫn sử dụng lúa thương phẩm để làm giống. Cách làm này không chỉ khiến cho năng suất lúa thấp mà cây lúa dễ bị nhiễm bệnh, chi phí đầu tư cao...

Trong nhiều năm nay, trên địa bàn huyện Chư Jút, nhiều hộ nông dân ở các xã như Chư K’nia, Đắk D’rông, Đắk Wil… có không ít hộ nông dân vẫn sử dụng nguồn giống lúa giữ lại từ mùa trước (tạm gọi là lúa thương phẩm) để gieo cấy.

Ông Sùng Văn Vừ ở thôn 17, xã Đắk D’rông cho biết: "Mặc dù nhiều lần được cán bộ nông nghiệp huyện về hướng dẫn áp dụng giống mới và tôi nhận thấy sử dụng giống mới là rất tốt, nhưng do địa bàn thôn ở quá xa trung tâm, không có đại lý bán giống nên không thể tìm đâu ra được các giống lúa theo hướng dẫn của cán bộ”.

Không chỉ ở những cánh đồng vùng sâu, vùng xa của xã Đắk D’rông, ngay như tại cánh đồng thôn 1 xã Chư K’nia chỉ cách trung tâm huyện chưa đầy 10 km, đường sá thuận lợi nhưng nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở đây vẫn lấy lúa thương phẩm làm giống. Tuy nhiên, những ruộng lúa gieo sạ bằng giống tự để chỉ cho năng suất 3 -3,5 tấn/ha.

Theo ông Hồ Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện thì so với trước đây, trình độ thâm canh lúa nước của nông dân trên địa bàn huyện, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã tăng lên đáng kể, nhưng trước thực trạng vẫn còn một số hộ nông dân sử dụng giống theo cách truyền thống là lấy lúa thương phẩm từ vụ trước để gieo cấy vụ sau đã làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lương thực hàng năm của địa phương.

Còn tại huyện Krông Nô, địa phương được xem là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của tỉnh thì tình trạng một bộ phận người dân sử dụng lúa thương phẩm làm giống vẫn diễn ra. Các hộ dân này chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ và di cư từ phía Bắc vào sinh sống chủ yếu ở Nâm N’đir, Buôn Chóah, Đắk Nang, Quảng Phú… Qua tìm hiểu, đa số những ruộng lúa sử dụng giống tự để lại năng suất lúa bình quân rất thấp so với bình quân chung của tỉnh.

Lý giải nguyên nhân này, nhiều người cho rằng do lợi nhuận làm dịch vụ cung cấp lúa giống không lớn nên  tư thương ít quan tâm. Trong khi các cơ quan chức năng còn chưa có biện pháp cung ứng kịp thời, đầy đủ cho bà con. Vì vậy, nguồn cung cấp lúa giống ở các xã vùng sâu, vùng xa gần như bỏ ngỏ.

Tình trạng này không chỉ xảy ra ở các thôn, bon, buôn vùng xa ở huyện như Chư Jút, Krông Nô mà ngay tại các huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk Song… những địa phương được chú trọng triển khai nhiều chương trình khuyến nông tình hình cũng diễn ra tương tự.

Vì vậy, các cấp, ngành, địa phương cần có biện pháp giúp bà con nông dân tiếp cận thuận lợi với nguồn lúa giống, từng bước loại bỏ tập quán sản xuất lạc hậu này.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển trang trại chăn nuôi những vấn đề đặt ra Phát triển trang trại chăn nuôi những vấn đề đặt ra

Trong những năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã và đang có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. Đặc biệt số trang trại, gia trại chăn nuôi sản xuất quy mô ngày càng tăng, các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được người dân quan tâm ứng dụng.

28/05/2015
Tam Nông tổng kết mô hình trình diễn giống lúa lai GS55 và GS19 Tam Nông tổng kết mô hình trình diễn giống lúa lai GS55 và GS19

Vừa qua, tại UBND xã Dậu Dương, Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông phối hợp với Công ty cổ phần Đại Thành tổ chức hội nghị tổng kết, tham quan đầu bờ mô hình trình diễn giống lúa lai GS55, GS19, được thực hiện trên đất 2 lúa thuộc khu 7, xã Dậu Dương.

28/05/2015
Nông dân thị xã Phú Thọ thi đua sản xuất kinh doanh giỏi Nông dân thị xã Phú Thọ thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng của nông dân thị xã Phú Thọ ngày càng phát triển rộng khắp. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế của nông dân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

28/05/2015
Rau màu gặp khó Rau màu gặp khó

Thời tiết đang ngày càng khó đoán, nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng giá, điệp khúc được mùa mất giá tái diễn… khiến nông dân sản xuất rau màu thêm khó khăn. Tại vựa rau Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc), nơi được xem là có điều kiện thuận lợi để nông dân sản xuất rau màu cũng gặp cảnh khó khăn.

28/05/2015
1m2 đất ruộng, giá ngang bát phở 1m2 đất ruộng, giá ngang bát phở

Cấy lúa kém hiệu quả khiến nhiều nông dân Hải Dương chán ruộng, bỏ ruộng rồi bán ruộng với mức giá nhiều khi 1m2 chỉ ngang 1 bát phở.

29/05/2015