Nhiều Nông Dân Tân Mỹ Thoát Nghèo Từ Trồng Xen Màu

Khởi nghiệp với 1.500m2 đất trồng màu cùng với ý chí vươn lên, anh Phạm Văn Hải (sinh năm 1973) ở ấp Tân Phú, xã Tân Mỹ (Ba Tri - Bến Tre) đã thành công với mô hình trồng gừng xen ớt và trở thành nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.
Gia đình anh Hải thuộc diện hộ nghèo trong xã. Những năm trước đây, sản xuất không đủ ăn, năm nào cũng thiếu, cuộc sống cực khổ. Từ đầu năm 2013, địa phương triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
Anh tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, hội thảo do Trung tâm Khuyến nông huyện, Hội Nông dân xã tổ chức và vận dụng vào thực tế với kết quả thu được rất khả quan.
Bằng số vốn 5 triệu đồng vay Ngân hàng Chính sách xã hội, anh bắt đầu thay đổi phương thức trồng xen trên 1.500m2 đất, chuyển từ trồng mía sang trồng xen gừng và ớt. Qua sự tìm tòi, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, anh thu nhập trên 35 triệu đồng/vụ và để lại 500kg giống trồng cho vụ sau.
Trong quá trình sản xuất, anh luôn tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu phòng ngừa sâu bệnh đến khâu chăm sóc theo phương pháp sinh học. Cùng với kiến thức trồng cây màu tự nghiên cứu trên báo, đài và kết hợp với kiến thức được hướng dẫn tập huấn, anh đã ứng dụng vào thực tế đạt hiệu quả.
Anh sử dụng chế phẩm Trichoderma, phân chuồng ủ hoai bón lót cho các loại rau. Nhờ vậy, năng suất và chất lượng ớt, gừng của gia đình anh tăng lên gấp bội, trái bóng đều, không bị sâu, thương lái thu mua với giá cao. Hiện nay, với phương thức luân canh 2 năm 3 vụ gừng và ớt trên 1.500m2, gia đình anh thu nhập khoảng 40 triệu đồng/vụ. Từ đó, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đến nay, gia đình anh đã trả hết nợ ngân hàng và lo cho các con ăn học, đứa con lớn đang học sửa điện lạnh ở Trường Trung cấp Nghề Đồng Khởi, 1 đứa học lớp 5, đứa còn lại học lớp 2.
Ngoài việc sản xuất giỏi, anh Hải còn tham gia tốt các hoạt động xã hội như: đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Anh còn tận tình chia sẻ kinh nghiệm trồng xen đạt hiệu quả kinh tế cao cho hội viên nông dân trong xã gặp khó khăn. Từ đó, anh được bà con trong ấp tin yêu, quý trọng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, tại một số địa phương ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cai Lậy, Cái Bè... có hiện tượng nông dân đua nhau chạy theo phong trào trồng mít Thái siêu sớm, trồng xoài Đài Loan, đào ao trên đất trồng lúa để ương dưỡng cá tra giống

Với cách làm năng động, sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp (V.A.C) năm 2010 anh được công nhận là thanh niên làm kinh tế giỏi của tỉnh, đại diện thanh niên khối nông nghiệp tham dự hội nghị biểu dương

Người bán cá ở các chợ đang hy vọng sức mua cá điêu hồng sẽ tăng trở lại, sau khi kết quả xét nghiệm của cục An toàn vệ sinh thực phẩm về 30 mẫu cá nuôi lấy tại chợ Bình Điền và các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn TP.HCM đã không phát hiện chất cấm trifluralin.

Nhiều người dân ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết thời gian gần đây các vựa cá ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL tìm đến đây đặt hàng mua cá lòng ròng (các lóc con) với số lượng lớn để cung cấp cho nhà hàng, siêu thị tại TP.HCM.

Nông dân các xã Phú Cường, Phú Thọ và Phú Thành B (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang bước vào thu hoạch dưa hấu vụ hè thu năm 2012. Với giá bán từ 3.600 - 5.000 đồng/kg, năng suất đạt bình quân 3 tấn/ha, người dân trồng dưa có lợi nhuận từ 30 - 50 triệu đồng/ha.