Nhiều nông dân Sơn Hải 2 đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm

Điển hình như hộ ông Nguyễn Hữu Son, đã bỏ ra 32 triệu đồng đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm để chống hạn cho 8 sào đất trồng hoa màu của gia đình mình.
Ông Son chia sẻ: Gia đình có 1 ha đất trồng hoa màu. Trước đây vào mùa khô hạn, chỉ duy trì sản xuất được hơn một nửa diện tích, còn lại là bỏ hoang đất vì không đủ nước để tưới. Để có nước tưới cho toàn bộ diện tích, gia đình đã đầu tư lắp đặt hệ thống phun tưới nước tiết kiệm cho 6 sào đất trồng đậu phộng, 2 sào trồng bắp và cỏ voi.
Tương tự, hộ anh Đậu Văn Khiếu cũng đã đầu tư hệ thống tươi nước tiết kiệm cho 6 sào dưa hấu, đậu xanh và cỏ. Với hệ thống tưới nước tiết kiệm không chỉ giúp gia đình tiết kiệm được nguồn nước tưới, mà cây trồng phát triển tốt, tăng năng suất khoảng 20%, giảm từ 50 - 70% công lao động và tiết kiệm điện được khoảng 50% so với việc chạy nước truyền thống. Gia đình cũng đang dự tính đầu tư thêm hệ thống tưới nước tiết kiệm cho khoảng 5 sào đất nữa.
Thôn Sơn Hải 2, có 1.725 ha sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng hoa màu như: bắp, đậu phộng, đậu xanh, ớt…. Toàn thôn đã có 6 hộ đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm với diện tích hơn 3 ha. Việc nhiều hộ dân chủ động lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm không chỉ tiết kiệm được nguồn nước tưới, mà góp phần cải tạo vùng đất khô hạn, tiết kiệm rất nhiều chi phí mà cây trồng vẫn phát triển tốt, đạt năng suất cao.
Có thể bạn quan tâm

Chi phí sản xuất đội lên, trong khi giá bán ra liên tục giảm, thương lái bẻ kèo, nông dân “vỡ mộng” với lúa chất lượng thấp… là thực trạng đã và đang diễn ra đối với vụ lúa hè thu muộn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Gần 95% sản lượng cà phê Việt Nam hiện nay xuất khẩu thô, không thương hiệu.

Trong lúc cây điều bị mất đi vị thế, nhiều người chặt bỏ để thay thế bằng cây khác, thì ông vẫn quyết tâm gắn bó với cây trồng này. Để tồn tại, ông đi theo hướng mà trước đây chưa ai từng làm, đó là trồng điều theo tiêu chuẩn của Tổ chức FLO (Tổ chức quốc tế về Dán nhãn và Thương mại công bằng), nhờ vậy ông đã mở ra hướng đi mới cho người trồng điều tại địa phương.

Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải.

Nhiều diện tích lúa mùa sớm ở ĐBSH đang trong giai đoạn đứng cái, mật độ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 thấp. Tuy nhiên bệnh đốm nâu đã phát sinh gây hại một số ruộng.