Nhiều nông dân đổi đời nhờ nuôi đặc sản cá chiên
Xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có lợi thế là có dòng sông Lô chảy qua.
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã đã tận dụng lợi thế này để đầu tư nuôi cá chiên - một loài cá đặc sản, quý hiếm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ nghề nuôi cá chiên lồng, nhiều gia đình ở xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã thoát nghèo và vươn lên trở thành hộ khá, giàu.
Thôn Ba Luồng được coi là trung tâm nuôi cá lồng của xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên.
Bên bờ sông là hàng chục bè nuôi cá lồng nối nhau san sát.
Ông Vương Văn Hùng, một trong những người tiên phong nuôi cá chiên lồng cho biết: cá chiên là loài cá đặc sản nên có giá trị kinh tế rất cao.
Hiện nay trên thị trường, giá cá chiên dao động từ 450 nghìn đến 500 nghìn đồng/kg.
Nếu mỗi lồng nuôi từ 100 đến 120 con cá chiên giống, sau 12 tháng chăm sóc cá đạt trọng lượng từ 1,5 đến 2kg, trừ chi phí người nuôi có thể thu lãi khoảng 50 đến 60 triệu đồng/lồng.
Hiện gia đình ông Hùng đang nuôi 8 lồng cá chiên, đến cuối năm ước tính cho thu nhập trên 400 triệu đồng.
Theo ông Hùng, cá chiên là loài sống ở khu vực nước sạch, nước chảy mạnh, nơi có nhiều khe đá, thức ăn của cá chiên là các loại cá nhỏ.
Khi chăm sóc cá, người nuôi phải đảm bảo môi trường sạch sẽ cho cá.
Cũng như gia đình ông Hùng, gia đình ông Trịnh Văn Công, ở thôn Ba Luồng có thâm niên 7 năm nuôi cá chiên lồng.
Trước khi nuôi cá lồng, gia đình ông Công làm ruộng, nhà đông con nên kinh tế rất khó khăn.
Năm 2008, thấy được hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá chiên lồng, ông Công đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, vay tiền của anh em bạn bè đầu tư lồng, bè.
Năm đầu tiên nuôi cá chiên gặp nhiều khó khăn, ông phải đi tìm mua từng con cá giống từ những người thuyền chài, đánh bắt cá trên sông Lô, gom góp được trên 100 cá chiên giống.
Sau hơn 1 năm chăm sóc, ông Công xuất bán đàn cá và thu lãi gần 50 triệu đồng, từ đó kinh tế phát triển, ổn định cuộc sống.
Hiện nay, gia đình ông Công đã có 4 lồng cá chiên, trung bình mỗi năm cho thu nhập trên dưới 200 triệu đồng.
Sau vài năm nuôi cá chiên, ông Công đã xây được nhà khang trang.
Bà Trần Thị Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên cho biết, xã Thái Hòa có 28 hộ nuôi cá chiên với hơn 120 lồng nuôi, tập trung chủ yếu ở các thôn Ba Luồng và Bình Thuận.
Nhờ nuôi cá chiên mà người dân ở các thôn này có điều kiện kinh tế khá giả hơn, tỷ lệ hộ nghèo cũng thấp hơn so với các thôn khác trong xã.
Hiện, xã đang tập trung xây dựng thương hiệu cá chiên Thái Hòa, định hướng giúp người dân tìm thị trường tiêu thụ và nguồn cá giống ổn định.
Nghề nuôi cá chiên đã và đang đem đến cho người dân ở xã Thái Hòa huyện Hàm Yên, Tuyên Quang cuộc sống đầy đủ hơn.
Nhưng để duy trì và phát triển nghề nuôi cá chiên lâu dài, không chỉ cần sự kiên trì gắng sức của chính người dân, mà còn cần sự hỗ trợ tạo điều kiện của các cấp, các ngành liên quan về chính sách và nguồn vốn.
Có thể bạn quan tâm
Đó là lời chia sẻ của anh Nông Văn Chính, chủ cở sở sản xuất miến dong Chính-Tuyển ở thôn Lủng Vạng, xã Côn Minh (Na Rì), khi được hỏi về bí quyết đem lại sự thành công trong sản xuất miến dong với doanh thu mỗi năm mấy tỷ đồng.
Đến thời điểm này, 70/80ha mía của bà con nông dân các xã Hòa Mục, Cao Kỳ, Nông Hạ, Nông Thịnh và một số xã lân cận của huyện Chợ Mới đã được tiêu thụ xong. Còn lại trên 10ha bị sâu bệnh hại, đang được người dân bán lẻ, tốc độ tiêu thụ chậm, giá bán dao động từ 3-5 nghìn đồng/1 cây.
Đức Phú là xã nằm xa trung tâm huyện, nơi tuyến kênh Tà Pao chưa được đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Điều này dẫn đến tình hình sản xuất lúa gặp không ít khó khăn. Để nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích lúa, những năm gần đây xã đã luân canh, chuyển từ 3 vụ lúa ở khu nội đồng sang 2 vụ lúa và 1 vụ bắp đông xuân mang lại hiệu quả…
Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.
Trong Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014-2020 do UBND tỉnh ban hành thì vấn đề tái cơ cấu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là một nội dung quan trọng nhằm từng bước nâng cao giá trị gia tăng, tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.