Nhiều người bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi thu hoạch cà phê
Nếu người dân không may bị rắn cắn, phải nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Bác sĩ Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk cho biết:
Từ tháng 10 đến nay cũng là thời điểm bắt đầu thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên, số người bị rắn cắn, chủ yếu là rắn lục đuôi đỏ cắn được đưa vào bệnh viện điều trị tăng đột biến.
Bình quân mỗi ngày có hai đến ba bệnh nhân, thậm chí có ngày tới năm bệnh nhân được đưa vào bệnh viện.
Những trường hợp bị rắn cắn được đưa vào bệnh viện kịp thời sẽ được điều trị vài ba ngày là khỏi, còn những trường hợp chậm đưa vào bệnh viện, khi nọc độc rắn phát tán mạnh trong cơ thể thì thời gian điều trị dài hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Anh Trần Văn Thắng quê ở tỉnh Phú Yên lên lao động thu hái cà-phê cho một hộ dân ở xã Ea Kpal, huyện Cư Mgar cho biết: “ Năm năm gần đây, năm nào vào vụ thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên tôi cũng lên làm công giúp người dân địa phương thu hái cà phê, nhưng rất ít xảy ra trường hợp bị rắn cắn.
Còn năm nay, vừa mới thu hái được một tuần, nghe thông tin nhiều người bị rắn lục đuôi đỏ cắn tôi cũng như nhiều lao động khác rất sợ hãi…”.
Theo một số người dân, do diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp nên rắn lục đuôi đỏ thường xuất hiện và trú ngụ nhiều ở các vườn cà phê, hồ tiêu…
Do mầu sắc của rắn trùng mầu lá cây nên khó phát hiện, khi người lao động chui vào cây hái rất dễ bị rắn cắn.
Vì vậy khi thu hoạch cà phê, người dân cần phải cảnh giác, có biện pháp bảo vệ, phòng ngừa rắn cắn và khi không may bị rắn cắn thì phải nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.
Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...
Cứ tưởng rằng ở trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ và độc đáo, một lão nông được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã "phát tài" nhờ nuôi thành công con cá tầm. Ông tên là Hà Văn Vận, dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Dương Văn Trọng, ở tổ 12, phường Tích Lương, T.P Thái Nguyên vẫn nuôi 500 con lợn bột, 50 con lợn nái/lứa và không tăng đàn.
Năm 2013 khép lại, đánh dấu sự thành công của nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhiều vùng nuôi liên tục thất bát trong năm trước, nay lại được mùa đã góp phần đem lại “sinh khí” mới cho loại hình nuôi trồng thủy sản này.