Nhiều người bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi thu hoạch cà phê
Nếu người dân không may bị rắn cắn, phải nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Bác sĩ Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk cho biết:
Từ tháng 10 đến nay cũng là thời điểm bắt đầu thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên, số người bị rắn cắn, chủ yếu là rắn lục đuôi đỏ cắn được đưa vào bệnh viện điều trị tăng đột biến.
Bình quân mỗi ngày có hai đến ba bệnh nhân, thậm chí có ngày tới năm bệnh nhân được đưa vào bệnh viện.
Những trường hợp bị rắn cắn được đưa vào bệnh viện kịp thời sẽ được điều trị vài ba ngày là khỏi, còn những trường hợp chậm đưa vào bệnh viện, khi nọc độc rắn phát tán mạnh trong cơ thể thì thời gian điều trị dài hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Anh Trần Văn Thắng quê ở tỉnh Phú Yên lên lao động thu hái cà-phê cho một hộ dân ở xã Ea Kpal, huyện Cư Mgar cho biết: “ Năm năm gần đây, năm nào vào vụ thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên tôi cũng lên làm công giúp người dân địa phương thu hái cà phê, nhưng rất ít xảy ra trường hợp bị rắn cắn.
Còn năm nay, vừa mới thu hái được một tuần, nghe thông tin nhiều người bị rắn lục đuôi đỏ cắn tôi cũng như nhiều lao động khác rất sợ hãi…”.
Theo một số người dân, do diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp nên rắn lục đuôi đỏ thường xuất hiện và trú ngụ nhiều ở các vườn cà phê, hồ tiêu…
Do mầu sắc của rắn trùng mầu lá cây nên khó phát hiện, khi người lao động chui vào cây hái rất dễ bị rắn cắn.
Vì vậy khi thu hoạch cà phê, người dân cần phải cảnh giác, có biện pháp bảo vệ, phòng ngừa rắn cắn và khi không may bị rắn cắn thì phải nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Related news
Sau khi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ những người khác, vợ chồng anh Đào Thanh Hùng và chị Trịnh Thị Xuân Hiền ở thôn Tân Tiến, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp - Đắk Nông) đã nuôi thử nghiệm heo rừng.
Như tin đã đưa, trong những ngày qua, tại trang trại chăn nuôi gà của ông Dương Văn Hoàng (làng Ia Tông, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm trên đàn gà. Nhờ phát hiện sớm, ổ dịch cúm gia cầm này đã được các cơ quan chuyên môn tiêu hủy, không để lây lan trên diện rộng.
Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) vừa có công văn đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư triển khai các giải pháp đẩy mạnh đầu tư tái đàn, khôi phục sản xuất sau Tết Nguyên đán.
Sắp Tết nhưng người chăn nuôi gà đang lo… mất Tết vì bù lỗ, nhất là tại Yên Thế (Bắc Giang), huyện có tổng đàn gia cầm lớn nhất cả nước hiện nay.
Năm 2007, sau khi đi tham quan mô hình nuôi chim cút của một người quen ở xóm Mỹ Trọng, anh Hoàng Trung Sơn, thôn Thượng, xã Mỹ Xá (TP Nam Định) đã mở trang trại nuôi chim cút. Trải qua nhiều gian truân và thất bại, giờ đây anh Sơn đã có 4 giàn chuồng nuôi chim cút khá quy mô với số lượng lúc cao điểm lên đến trên 1 vạn con.