Nhiều ngư dân chọn mua thiết bị gây tê cá ngừ
Bộ thiết bị này sử dụng nguồn điện 24V từ bình ắc quy, kích qua bộ xung điện với cường độ dòng điện từ 40 đến 45V, đủ gây mê cá sau khi dính câu, hạn chế suy giảm chất lượng cá.
“Nhiều ngư dân trong và ngoài tỉnh tìm đến đặt tôi làm bộ thiết bị gây tê cá ngừ, nhưng đa phần họ chỉ trả trước một nửa số tiền mua, số còn lại nợ đến cuối mùa biển mới trả. Trong khi đó, tôi lại không có nhiều vốn để lắp ráp đại trà loại thiết bị này cung cấp cho ngư dân, vì vậy tôi từ chối cung cấp thiết bị cho nhiều người”, ông Phượng nói.
Trước đó, Báo Phú Yên ngày 17/11/2014 đăng bài “Ru ngủ” cá ngừ giữa đại dương, thông tin kỹ sư Phạm Duy Phượng chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ và áp dụng thử nghiệm trên tàu cá PY 90612TS của ngư dân Lê Tấn Hồng, ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa). Chuyến biển đầu tiên sử dụng bộ thiết bị này chỉ kéo dài 11 ngày trong điều kiện sóng to gió lớn, câu được năm con cá ngừ, trọng lượng 340kg và tất cả đạt chất lượng hàng cá tươi sống, xuất khẩu.
Related news
Là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, Đồng Nai không chỉ thu hút nguồn lao động nông thôn của địa phương mà từ rất nhiều tỉnh, thành khác về làm công nhân tại các nhà máy. Sự chuyển dịch lao động từ nông thôn vào các khu công nghiệp khiến lĩnh vực nông nghiệp ngày càng thiếu lao động.
Cùng với nhiều sản vật đặc trưng khác, cam sành Hà Giang đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, góp phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho người dân. Theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015 diện tích cây cam, quýt toàn tỉnh đạt 5.000 ha.
Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.
Để hoàn thành kế hoạch của tỉnh là cuối năm nay có 6 xã được công nhận nông thôn mới (NTM), hiện Đảng bộ, chính quyền và người dân của các xã này đang đẩy mạnh thực hiện các công việc còn lại, qua đây tạo phong trào thi đua sôi nổi trước khi về đích NTM ở các địa phương.
Giá mía giảm, tình hình tiêu thụ khó khăn, không ít nông dân lâm vào cảnh nợ nần, nhiều nơi mía đã trổ cờ do quá ngày thu hoạch,... Đó là những khó khăn mà người trồng mía trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Phụng Hiệp nói riêng phải gánh chịu và đang cần sự giúp đỡ từ các ngành chức năng.